Bảo tàng Lâm Đồng | Lam Dong Museum

  • hinh1.jpg
  • hinh2.jpg
  • hinh3.jpg

Giới thiệu chung

Bảo Tàng Lâm Đồng

Bảo tàng Lâm Đồng là bảo tàng tổng hợp (khảo cứu địa phương), hiện đang lưu giữ trên 15.000 hiện vật với nhiều sưu tập hiện vật độc đáo và quý hiếm. Nội dung trưng bày của Bảo tàng bao gồm các phần chính như:

Lịch sử hình thành

Ngay sau khi đất nước độc lập thống nhất, công tác bảo tồn, bảo tàng ở Lâm Đồng đã được lãnh đạo tỉnh quan tâm. Tháng 8/1975, bộ phận Bảo tồn - Bảo tàng được thành lập, trực thuộc Thành ủy Đà Lạt - với nhiệm vụ sưu tầm, gìn giữ và bảo quản những hiện vật, tư liệu có giá trị lịch sử, văn hóa của tỉnh.

MORE:
Cơ cấu tổ chức Bảo tàng Lâm Đồng

Bảo tàng Lâm Đồng được thành lập từ những ngày đầu giải phóng, trải qua hơn 40 năm hoạt động, các thế hệ cán bộ và nhân viên của bảo tàng luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao. Đội ngũ cán bộ, viên chức không ngừng trưởng thành, lớn mạnh, luôn đảm đương tốt công tác quản lý và chuyên môn nghiệp vụ.

MORE:
Tìm hiểu về một hiện vật máy sưởi điện trưng bày tại Bảo tàng Lâm Đồng

Đà Lạt - viên ngọc quý trên miền cao nguyên Lâm Viên, được thiên nhiên ban tặng khí hậu ôn đới độc đáo, nhờ đó sở hữu những hình ảnh mang đậm đặc trưng của xứ lạnh ngàn thông, đi vào ký ức của bao thế hệ. Bên cạnh hình ảnh những bộ trang phục ấm áp là hình ảnh những chiếc lò sưởi quen thuộc trong những ngôi biệt thự cổ kính. Đến với phần trưng bày “Đà Lạt xưa” tại Bảo tàng Lâm Đồng, du khách còn được tìm hiểu về chiếc máy sưởi điện được một gia đình ở Đà Lạt sử dụng, mang theo ký ức một thời của “miền đất lạnh”.

Khai mạc triển lãm và các hoạt động trong chuyến công tác tại Côn Đảo của Bảo tàng Lâm Đồng thành công tốt đẹp

Sau thời gian tích cực chuẩn bị, khai mạc Triển lãm “Di tích quốc gia Nhà lao thiếu nhi Đà Lạt - Địa chỉ đỏ trên thành phố hoa” và các hoạt động trong khuôn khổ triển lãm giữa Bảo tàng Lâm Đồng và Trung tâm Bảo tồn Di tích quốc gia Côn Đảo, tại huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã thành công tốt đẹp.

Chương trình giáo dục, trải nghiệm “Giữ gìn nét văn hóa dân gian trong in tranh Đông Hồ” tại Bảo tàng Lâm Đồng

Thực hiện Chương trình “Đẩy mạnh các hoạt động phục vụ học tập suốt đời trong thư viện, bảo tàng, trung tâm văn hóa đến năm 2030” theo Quyết định số 1520/QĐ-TTg, ngày 09/12/2022 của Thủ tướng Chính phủ, ngày 21 tháng 3 năm 2024, Bảo tàng Lâm Đồng phối hợp cùng Trường THCS-THPT Chi Lăng thực hiện chương trình giáo dục trải nghiệm “Giữ gìn nét văn hóa dân gian trong in tranh Đông Hồ”.

Di tích quốc gia đặc biệt Khảo cổ Cát Tiên đẩy mạnh tổ chức các hoạt động giáo dục, trải nghiệm cho giới trẻ

Bảo tàng, di tích là những nơi bảo tồn, trưng bày và phát huy giá trị của di sản văn hóa, giúp chúng ta tìm hiểu về lịch sử hình thành và phát triển, tạo nên những đặc trưng văn hóa của một vùng đất. Bảo tàng như một không gian thu nhỏ, hội tụ khá đầy đủ quá trình phát triển lịch sử, văn hóa, kinh tế, xã hội của một địa phương. Với mong muốn giới thiệu, quảng bá hoạt động của Di tích quốc gia đặc biệt Khảo cổ Cát Tiên đến với đông đảo công chúng, thu hút ngày càng nhiều khách tham quan, Bảo tàng Lâm Đồng đẩy mạnh xây dựng nhiều chương trình hoạt động giáo dục, trải nghiệm để khách tham quan, nhất là giới trẻ có nhiều lựa chọn.

Xem tiếp...

Vái nét về hình ảnh nữ thần Lakshmi tại di tích khảo cổ Cát Tiên

Trong Hindu giáo, nữ thần Lakshmi tượng trưng cho sắc đẹp, hiện thân của thịnh vượng và hạnh phúc. Trong quá trình tiếp biến văn hóa, nữ thần Lakshmi chính là Cát Tường Thiên Nữ (hay còn có các tên khác là Công Đức Thiên, Thiện Nữ Thiên) của Phật giáo. Bà được các tín đồ Hindu giáo, Phật giáo yêu mến và thờ cúng rộng rãi, tin rằng nữ thần sẽ ban phước lành cho những ai mộ đạo và tùy nhân duyên mỗi người mà sẽ được bà ban cho của cải nhiều hay ít. Tại di tích khảo cổ Cát Tiên, hình ảnh nữ thần Lakshmi được thể hiện khá đa dạng trên các hiện vật vàng.

Xem tiếp...

Vài nét về rắn thần Nagar trong văn hóa Ấn Độ và tại Di tích Khảo cổ Cát Tiên

Ấn Độ là quốc gia rộng lớn với một nền văn hóa lâu đời và đặc sắc, nơi phát tích của nhiều tôn giáo lớn trên thế giới. Từ thời xa xưa, người ta đã xem Ấn Độ là xứ sở thần kỳ, với thế giới của vô vàn thần linh, từ những vị thần mang hình dáng người, đến những vị thần mang hình dáng các loài vật, như bò, ngựa, heo rừng, ngỗng, rùa, cá… Hình ảnh các vị thần đã vượt cả thời gian, không gian để ảnh hưởng đến văn hóa, trở nên quen thuộc trong tôn giáo, tín ngưỡng của các dân tộc Đông Nam Á. Trong đó, hình ảnh rắn thần Nagar có mặt ở nhiều kiến trúc tôn giáo tại Việt Nam và cũng đã xuất hiện trên hiện vật tại Di tích Khảo cổ Cát Tiên.

Xem tiếp...

Vài nét về thần Surya tại Di tích khảo cổ Cát Tiên

Khi văn hóa Ấn Độ ngày càng phát triển mạnh mẽ và lan tỏa vượt biên giới, Hindu giáo cũng được truyền bá sâu rộng sang các nước Nam Á và Đông Nam Á. Tuy là tôn giáo mới du nhập, nhưng với giáo lý, giới luật và hệ thống thần linh đa dạng đã góp phần giúp Hindu giáo ảnh hưởng sâu sắc, dần trở thành quốc giáo của một số quốc gia cổ đại vùng Đông Nam Á.

Xem tiếp...