Bảo tàng Lâm Đồng | Lam Dong Museum

  • hinh1.jpg
  • hinh2.jpg
  • hinh3.jpg

Bài viết

Vài nét về thần Surya tại Di tích khảo cổ Cát Tiên

Khi văn hóa Ấn Độ ngày càng phát triển mạnh mẽ và lan tỏa vượt biên giới, Hindu giáo cũng được truyền bá sâu rộng sang các nước Nam Á và Đông Nam Á. Tuy là tôn giáo mới du nhập, nhưng với giáo lý, giới luật và hệ thống thần linh đa dạng đã góp phần giúp Hindu giáo ảnh hưởng sâu sắc, dần trở thành quốc giáo của một số quốc gia cổ đại vùng Đông Nam Á.

Xem tiếp...

Vài nét về rắn thần Nagar trong văn hóa Ấn Độ và tại Di tích Khảo cổ Cát Tiên

Ấn Độ là quốc gia rộng lớn với một nền văn hóa lâu đời và đặc sắc, nơi phát tích của nhiều tôn giáo lớn trên thế giới. Từ thời xa xưa, người ta đã xem Ấn Độ là xứ sở thần kỳ, với thế giới của vô vàn thần linh, từ những vị thần mang hình dáng người, đến những vị thần mang hình dáng các loài vật, như bò, ngựa, heo rừng, ngỗng, rùa, cá… Hình ảnh các vị thần đã vượt cả thời gian, không gian để ảnh hưởng đến văn hóa, trở nên quen thuộc trong tôn giáo, tín ngưỡng của các dân tộc Đông Nam Á. Trong đó, hình ảnh rắn thần Nagar có mặt ở nhiều kiến trúc tôn giáo tại Việt Nam và cũng đã xuất hiện trên hiện vật tại Di tích Khảo cổ Cát Tiên.

Xem tiếp...

Tượng Ganesa tại Di tích Khảo cổ Cát Tiên

Di tích khảo cổ Cát Tiên thuộc thôn 1 – xã Quảng Ngãi – huyện Cát Tiên – tỉnh Lâm Đồng đã thực hiện được hàng chục cuộc khai quật lớn nhỏ xuyên suốt từ khi phát hiện cho đến nay. Hơn một ngàn hiện vật đã được phát hiện. Mỗi một hiện vật mang một ý nghĩa, một câu chuyện khác nhau. Trong số những hiện vật đã phát hiện, tôi có ấn tượng rất lạ với tượng thần Ganesa không chỉ bởi hình thức thể hiện bên ngoài lạ mắt mà còn là câu chuyện thú vị về nguồn gốc vị thần này.

Có thể thấy rằng, loại hình tượng phát hiện ở di tích khảo cổ Cát Tiên tương đối ít. Trong số hiện vật đã khai quật tại Cát Tiên, chỉ phát hiện được 3 tượng Ganesa với những kích thước lớn nhỏ khác nhau. Có thể chủ nhân di tích Cát Tiên xưa không chú trọng nhiều đến vấn đề chế tác tượng thờ hay phù điêu mà chỉ tập trung vào việc xây dựng đền thờ và hiện vật bằng các chất liệu khác như vàng, bạc, đá quý,… Hoặc cũng có thể các tượng đã bị thất lạc trong các cuộc đào trộm trước đó?

Xem tiếp...

Vài nét về tượng bò thần Nandi phát hiện tại Gò số 4 Di tích quốc gia đặt biệt Khảo cổ Cát Tiên

Tại Di tích quốc gia đặc biệt Khảo cổ Cát Tiên, cho đến đợt khai quật năm 2020, các nhà khảo cổ học mới phát hiện được tượng bò thần Nandi bằng đá. Trong những đợt khai quật trước đây, hình ảnh thần Nandi chỉ hiện diện ít ỏi trên các lá vàng (tiếu tượng) được bài trí trong các hố thờ…

Xem tiếp...

Di tích khảo cổ Cát Tiên – Dấu ấn của Ấn Độ giáo trên vùng cao Nam Tây nguyên

Di tích khảo cổ Cát Tiên được phát hiện từ những thập niên 80 của thế kỷ XX. Đây được coi là một phát hiện lớn của khảo cổ học Việt Nam nói chung và của tỉnh Lâm Đồng nói riêng. Di tích này chịu ảnh hưởng của đạo Hindu (Ấn Độ) khá sâu sắc.

Như chúng ta đã biết, Hindu giáo là một tôn giáo cổ xưa được hình thành khá sớm ở Ấn Độ, từ đầu công nguyên, nền văn hóa Ấn Độ đã có ảnh hưởng trên một vùng khá rộng lớn trong đó có khu vực Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Bằng chứng là ở Việt Nam phát hiện và khai quật được hàng loạt các công trình kiến trúc tôn giáo lớn như: Óc Eo, Champa, Cát Tiên,… đều mang ảnh hưởng của đạo Hindu giáo (Ấn Độ).

Xem tiếp...