Ngày 19 tháng 7 năm 2022, Chi bộ Bảo tàng Lâm Đồng đã tổ chức thành công Đại hội Chi bộ lần thứ VI (nhiệm kỳ 2022 - 2025). Đến dự và chỉ đạo Đại hội có đồng chí Nguyễn Thị Bích Ngọc - Bí thư Đảng ủy, Phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Ngày 19 tháng 7 năm 2022, Chi bộ Bảo tàng Lâm Đồng đã tổ chức thành công Đại hội Chi bộ lần thứ VI (nhiệm kỳ 2022 - 2025). Đến dự và chỉ đạo Đại hội có đồng chí Nguyễn Thị Bích Ngọc - Bí thư Đảng ủy, Phó giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Ngay sau khi đất nước độc lập, thống nhất, công tác bảo tồn, bảo tàng ở Lâm Đồng đã được lãnh đạo tỉnh quan tâm. Tháng 8 năm 1975, bộ phận Bảo tồn - Bảo tàng được thành lập, trực thuộc Thành ủy Đà Lạt, với nhiệm vụ sưu tầm, gìn giữ và bảo quản những hiện vật, tư liệu có giá trị lịch sử, văn hóa của tỉnh. Trải qua 46 năm hình thành và phát triển, Bảo tàng Lâm Đồng luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị và nhiều lần được nhận bằng khen của Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch), của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng.
Hàng năm cứ đến ngày 27/7, nhân dân cả nước lại tưởng nhớ đến các anh hùng liệt sỹ - những người đã hi sinh cả tuổi thanh xuân - cái tuổi đẹp nhất đời người cho đất nước. Trong đó có những người tuổi đời còn rất trẻ. Họ đã bỏ lại phía sau những hạnh phúc riêng tư, nguyện đem thân mình dâng hiến cho tổ quốc.
Mỗi dịp tháng bảy về, anh chị em cựu tù Nhà lao thiếu nhi Đà Lạt, lại hướng trái tim của mình về những người thương binh liệt sỹ, nhớ về đồng đội; Lại nhớ về anh Trần Bình -người con đất Quảng đã gửi lại một phần máu xương của mình trên quê hương Lâm Đồng.
Di tích khảo cổ Cát Tiên thuộc thôn 1 – xã Quảng Ngãi – huyện Cát Tiên – tỉnh Lâm Đồng đã thực hiện được hàng chục cuộc khai quật lớn nhỏ xuyên suốt từ khi phát hiện cho đến nay. Hơn một ngàn hiện vật đã được phát hiện. Mỗi một hiện vật mang một ý nghĩa, một câu chuyện khác nhau. Trong số những hiện vật đã phát hiện, tôi có ấn tượng rất lạ với tượng thần Ganesa không chỉ bởi hình thức thể hiện bên ngoài lạ mắt mà còn là câu chuyện thú vị về nguồn gốc vị thần này.
Có thể thấy rằng, loại hình tượng phát hiện ở di tích khảo cổ Cát Tiên tương đối ít. Trong số hiện vật đã khai quật tại Cát Tiên, chỉ phát hiện được 3 tượng Ganesa với những kích thước lớn nhỏ khác nhau. Có thể chủ nhân di tích Cát Tiên xưa không chú trọng nhiều đến vấn đề chế tác tượng thờ hay phù điêu mà chỉ tập trung vào việc xây dựng đền thờ và hiện vật bằng các chất liệu khác như vàng, bạc, đá quý,… Hoặc cũng có thể các tượng đã bị thất lạc trong các cuộc đào trộm trước đó?