Bảo tàng Lâm Đồng | Lam Dong Museum

  • hinh1.jpg
  • hinh2.jpg
  • hinh3.jpg

Giới thiệu chung

Bảo Tàng Lâm Đồng

Bảo tàng Lâm Đồng là bảo tàng tổng hợp (khảo cứu địa phương), hiện đang lưu giữ trên 15.000 hiện vật với nhiều sưu tập hiện vật độc đáo và quý hiếm. Nội dung trưng bày của Bảo tàng bao gồm các phần chính như:

Lịch sử hình thành

Ngay sau khi đất nước độc lập thống nhất, công tác bảo tồn, bảo tàng ở Lâm Đồng đã được lãnh đạo tỉnh quan tâm. Tháng 8/1975, bộ phận Bảo tồn - Bảo tàng được thành lập, trực thuộc Thành ủy Đà Lạt - với nhiệm vụ sưu tầm, gìn giữ và bảo quản những hiện vật, tư liệu có giá trị lịch sử, văn hóa của tỉnh.

MORE:
Cơ cấu tổ chức Bảo tàng Lâm Đồng

Bảo tàng Lâm Đồng được thành lập từ những ngày đầu giải phóng, trải qua hơn 40 năm hoạt động, các thế hệ cán bộ và nhân viên của bảo tàng luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao. Đội ngũ cán bộ, viên chức không ngừng trưởng thành, lớn mạnh, luôn đảm đương tốt công tác quản lý và chuyên môn nghiệp vụ.

MORE:
Tìm hiểu về một hiện vật máy sưởi điện trưng bày tại Bảo tàng Lâm Đồng

Đà Lạt - viên ngọc quý trên miền cao nguyên Lâm Viên, được thiên nhiên ban tặng khí hậu ôn đới độc đáo, nhờ đó sở hữu những hình ảnh mang đậm đặc trưng của xứ lạnh ngàn thông, đi vào ký ức của bao thế hệ. Bên cạnh hình ảnh những bộ trang phục ấm áp là hình ảnh những chiếc lò sưởi quen thuộc trong những ngôi biệt thự cổ kính. Đến với phần trưng bày “Đà Lạt xưa” tại Bảo tàng Lâm Đồng, du khách còn được tìm hiểu về chiếc máy sưởi điện được một gia đình ở Đà Lạt sử dụng, mang theo ký ức một thời của “miền đất lạnh”.

Khai mạc triển lãm và các hoạt động trong chuyến công tác tại Côn Đảo của Bảo tàng Lâm Đồng thành công tốt đẹp

Sau thời gian tích cực chuẩn bị, khai mạc Triển lãm “Di tích quốc gia Nhà lao thiếu nhi Đà Lạt - Địa chỉ đỏ trên thành phố hoa” và các hoạt động trong khuôn khổ triển lãm giữa Bảo tàng Lâm Đồng và Trung tâm Bảo tồn Di tích quốc gia Côn Đảo, tại huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã thành công tốt đẹp.

Chương trình giáo dục, trải nghiệm “Giữ gìn nét văn hóa dân gian trong in tranh Đông Hồ” tại Bảo tàng Lâm Đồng

Thực hiện Chương trình “Đẩy mạnh các hoạt động phục vụ học tập suốt đời trong thư viện, bảo tàng, trung tâm văn hóa đến năm 2030” theo Quyết định số 1520/QĐ-TTg, ngày 09/12/2022 của Thủ tướng Chính phủ, ngày 21 tháng 3 năm 2024, Bảo tàng Lâm Đồng phối hợp cùng Trường THCS-THPT Chi Lăng thực hiện chương trình giáo dục trải nghiệm “Giữ gìn nét văn hóa dân gian trong in tranh Đông Hồ”.

Vài nét về tượng bò thần Nandi phát hiện tại Gò số 4 Di tích quốc gia đặt biệt Khảo cổ Cát Tiên

Tại Di tích quốc gia đặc biệt Khảo cổ Cát Tiên, cho đến đợt khai quật năm 2020, các nhà khảo cổ học mới phát hiện được tượng bò thần Nandi bằng đá. Trong những đợt khai quật trước đây, hình ảnh thần Nandi chỉ hiện diện ít ỏi trên các lá vàng (tiếu tượng) được bài trí trong các hố thờ…

Xem tiếp...

Tượng Ganesa tại Di tích Khảo cổ Cát Tiên

Di tích khảo cổ Cát Tiên thuộc thôn 1 – xã Quảng Ngãi – huyện Cát Tiên – tỉnh Lâm Đồng đã thực hiện được hàng chục cuộc khai quật lớn nhỏ xuyên suốt từ khi phát hiện cho đến nay. Hơn một ngàn hiện vật đã được phát hiện. Mỗi một hiện vật mang một ý nghĩa, một câu chuyện khác nhau. Trong số những hiện vật đã phát hiện, tôi có ấn tượng rất lạ với tượng thần Ganesa không chỉ bởi hình thức thể hiện bên ngoài lạ mắt mà còn là câu chuyện thú vị về nguồn gốc vị thần này.

Có thể thấy rằng, loại hình tượng phát hiện ở di tích khảo cổ Cát Tiên tương đối ít. Trong số hiện vật đã khai quật tại Cát Tiên, chỉ phát hiện được 3 tượng Ganesa với những kích thước lớn nhỏ khác nhau. Có thể chủ nhân di tích Cát Tiên xưa không chú trọng nhiều đến vấn đề chế tác tượng thờ hay phù điêu mà chỉ tập trung vào việc xây dựng đền thờ và hiện vật bằng các chất liệu khác như vàng, bạc, đá quý,… Hoặc cũng có thể các tượng đã bị thất lạc trong các cuộc đào trộm trước đó?

Xem tiếp...

Giới thiệu Di tích quốc gia đặc biệt Khảo cổ Cát Tiên: THÁNH ĐỊA CÁT TIÊN - ĐIỂM ĐẾN ẤN TƯỢNG, HẤP DẪN

Hân hạnh chào đón Quý khách đến tham quan, trải nghiệm tại Thánh địa Cát Tiên – một điểm sinh hoạt tôn giáo của người xưa – Hindu giáo. Thánh địa Cát Tiên nằm trên một địa thế gọi là “Tựa sơn nghinh thủy”. Phía bắc của Thánh địa là dãy núi hình cánh cung ôm trọn như vòng tay mẹ. Phía nam là dòng sông Đồng Nai êm đềm, mát mẻ uốn lượn vây quanh.

Xem tiếp...

Di tích khảo cổ Cát Tiên – Dấu ấn của Ấn Độ giáo trên vùng cao Nam Tây nguyên

Di tích khảo cổ Cát Tiên được phát hiện từ những thập niên 80 của thế kỷ XX. Đây được coi là một phát hiện lớn của khảo cổ học Việt Nam nói chung và của tỉnh Lâm Đồng nói riêng. Di tích này chịu ảnh hưởng của đạo Hindu (Ấn Độ) khá sâu sắc.

Như chúng ta đã biết, Hindu giáo là một tôn giáo cổ xưa được hình thành khá sớm ở Ấn Độ, từ đầu công nguyên, nền văn hóa Ấn Độ đã có ảnh hưởng trên một vùng khá rộng lớn trong đó có khu vực Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng. Bằng chứng là ở Việt Nam phát hiện và khai quật được hàng loạt các công trình kiến trúc tôn giáo lớn như: Óc Eo, Champa, Cát Tiên,… đều mang ảnh hưởng của đạo Hindu giáo (Ấn Độ).

Xem tiếp...