Bảo tàng Lâm Đồng | Lam Dong Museum

  • hinh1.jpg
  • hinh2.jpg
  • hinh3.jpg

Giới thiệu chung

Bảo Tàng Lâm Đồng

Bảo tàng Lâm Đồng là bảo tàng tổng hợp (khảo cứu địa phương), hiện đang lưu giữ trên 15.000 hiện vật với nhiều sưu tập hiện vật độc đáo và quý hiếm. Nội dung trưng bày của Bảo tàng bao gồm các phần chính như:

Lịch sử hình thành

Ngay sau khi đất nước độc lập thống nhất, công tác bảo tồn, bảo tàng ở Lâm Đồng đã được lãnh đạo tỉnh quan tâm. Tháng 8/1975, bộ phận Bảo tồn - Bảo tàng được thành lập, trực thuộc Thành ủy Đà Lạt - với nhiệm vụ sưu tầm, gìn giữ và bảo quản những hiện vật, tư liệu có giá trị lịch sử, văn hóa của tỉnh.

MORE:
Cơ cấu tổ chức Bảo tàng Lâm Đồng

Bảo tàng Lâm Đồng được thành lập từ những ngày đầu giải phóng, trải qua hơn 40 năm hoạt động, các thế hệ cán bộ và nhân viên của bảo tàng luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao. Đội ngũ cán bộ, viên chức không ngừng trưởng thành, lớn mạnh, luôn đảm đương tốt công tác quản lý và chuyên môn nghiệp vụ.

MORE:
Tìm hiểu các bảo vật thuộc văn phòng tứ bảo trong cung vua Nguyễn được lưu giữ tại Bảo tàng Lâm Đồng

Triều Nguyễn là triều đại phong kiến cuối cùng ở Việt Nam, với 143 năm tồn tại (1802-1945). Trải 13 đời vua trị vì qua những thời điểm thăng trầm khác nhau, triều Nguyễn đã để lại cho hậu thế nhiều di sản văn hóa có giá trị, được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, như: Quần thể di tích cố đô Huế, Nhã nhạc - âm nhạc cung đình Việt Nam, Mộc bản triều Nguyễn, hay Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế. Bên cạnh đó, triều Nguyễn cũng để lại rất nhiều hiện vật hoàng cung độc đáo, trong đó có các hiện vật “văn phòng tứ bảo”, mà hiện nay Bảo tàng Lâm Đồng may mắn được bảo tồn và giới thiệu đến công chúng.

Khai mạc triển lãm và các hoạt động trong chuyến công tác tại Côn Đảo của Bảo tàng Lâm Đồng thành công tốt đẹp

Sau thời gian tích cực chuẩn bị, khai mạc Triển lãm “Di tích quốc gia Nhà lao thiếu nhi Đà Lạt - Địa chỉ đỏ trên thành phố hoa” và các hoạt động trong khuôn khổ triển lãm giữa Bảo tàng Lâm Đồng và Trung tâm Bảo tồn Di tích quốc gia Côn Đảo, tại huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã thành công tốt đẹp.

Chương trình giáo dục, trải nghiệm “Giữ gìn nét văn hóa dân gian trong in tranh Đông Hồ” tại Bảo tàng Lâm Đồng

Thực hiện Chương trình “Đẩy mạnh các hoạt động phục vụ học tập suốt đời trong thư viện, bảo tàng, trung tâm văn hóa đến năm 2030” theo Quyết định số 1520/QĐ-TTg, ngày 09/12/2022 của Thủ tướng Chính phủ, ngày 21 tháng 3 năm 2024, Bảo tàng Lâm Đồng phối hợp cùng Trường THCS-THPT Chi Lăng thực hiện chương trình giáo dục trải nghiệm “Giữ gìn nét văn hóa dân gian trong in tranh Đông Hồ”.

Di tích quốc gia đặc biệt Khảo cổ Cát Tiên được đưa vào Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Lâm Đồng

Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh lâm Đồng, lớp 7, sử dụng trong năm học 2024 - 2025

Chương trình giáo dục phổ thông 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành bao gồm 14 nội dung giáo dục. Trong đó có các nội dung Hoạt động trải nghiệm, Hướng nghiệp và Giáo dục địa phương. Như vậy, Giáo dục địa phương trở thành môn học bắt buộc đối với học sinh.

Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển Giáo dục Phương Nam (Công ty Phương Nam) đã phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lâm Đồng xây dựng “Tài liệu Giáo dục địa phương tỉnh Lâm Đồng, lớp 7”. Tài liệu đã được Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam công bố, chính thức sử dụng giảng dạy từ năm học 2024 - 2025.

Tài liệu này bao gồm 7 chủ đề. Ngoài 6 chủ đề (Lịch sử Lâm Đồng từ thế kỷ X đến thế kỷ XVI; Đặc điểm khí hậu và thủy văn tỉnh Lâm Đồng; Thơ ca dân gian của một số dân tộc thiểu số ở Lâm Đồng; Nhà ở truyền thống của một số dân tộc thiểu số tại tỉnh Lâm Đồng; Cà phê Lâm Đồng; Di tích quốc gia đặc biệt Vườn quốc gia Cát Tiên), tài liệu dành trọn chủ đề thứ 5 giới thiệu về “Di tích quốc gia đặc biệt khu Khảo cổ Cát Tiên”.
Đây là cơ hội tuyệt vời để kết nối thế hệ trẻ với quá khứ, giúp các em hiểu rõ hơn về lịch sử, văn hóa nơi các em đang sinh sống và học tập. Từ đó bồi dưỡng và hun đúc tình yêu quê hương, đất nước, ý thức tìm hiểu, vận dụng những điều đã học để bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của quê hương.

khao co cat tien duoc dua vao tai lieu giao duc dia phuong 2
Học sinh trường tiểu học Lê Hồng Phong (Cát Tiên) tham quan, trải nghiệm

Những thông tin trong tài liệu khá cô đọng, súc tích, hình ảnh chân thực, sinh động, giúp học sinh hình dung vùng đất cách đây hàng ngàn năm lịch sử. Thời đó đã có những công trình kiến trúc đồ sộ, độc đáo của tôn giáo Hindu trải dài dọc lưu vực sông Đồng Nai, trở thành trung tâm tôn giáo lớn của một vương quốc cổ. Các em có quyền tự hào về một di sản đang hiện hữu ngay trên quê hương mình. Từ đó, xác định ý thức trách nhiệm của bản thân trong việc chung tay bảo tồn những giá trị di sản văn hóa quý báu để truyền lại cho các thế hệ mai sau.

Di tích Khảo cổ Cát Tiên được đưa vào nội dung chương trình Giáo dục địa phương lớp 7 thể hiện sự trân trọng những giá trị di sản mà tiền nhân đã để lại, hướng đến mục tiêu giáo dục cho thế hệ trẻ tình yêu quê hương, đất nước. Giúp các em tích lũy thêm nhiều kiến thức bổ ích và trau dồi những kỹ năng cần thiết. Đồng thời, cũng hỗ trợ rất lớn cho Bảo tàng Lâm Đồng trong việc bảo tồn và phát huy giá trị Di tích khảo cổ Cát Tiên, lan tỏa giá trị của di tích đến với đông đảo công chúng.

khao co cat tien duoc dua vao tai lieu giao duc dia phuong 3

Học sinh trường THCS Quảng Ngãi (Cát Tiên) tham quan, trải nghiệm

Vinh dự và tự hào khi Di tích quốc gia đặc biệt Khảo cổ Cát Tiên được đưa vào Tài liệu giáo dục địa phương tỉnh Lâm Đồng, tin tưởng các trường học sẽ chủ động phối hợp, lồng ghép, tạo điều kiện tổ chức cho học sinh tham quan, trải nghiệm thực tế tại di tích, để những tiết học về địa phương càng thêm sinh động và đạt hiệu quả cao nhất.

Đinh Chung