Bảo tàng Lâm Đồng | Lam Dong Museum

  • hinh1.jpg
  • hinh2.jpg
  • hinh3.jpg

Giới thiệu chung

Bảo Tàng Lâm Đồng

Bảo tàng Lâm Đồng là bảo tàng tổng hợp (khảo cứu địa phương), hiện đang lưu giữ trên 15.000 hiện vật với nhiều sưu tập hiện vật độc đáo và quý hiếm. Nội dung trưng bày của Bảo tàng bao gồm các phần chính như:

Lịch sử hình thành

Ngay sau khi đất nước độc lập thống nhất, công tác bảo tồn, bảo tàng ở Lâm Đồng đã được lãnh đạo tỉnh quan tâm. Tháng 8/1975, bộ phận Bảo tồn - Bảo tàng được thành lập, trực thuộc Thành ủy Đà Lạt - với nhiệm vụ sưu tầm, gìn giữ và bảo quản những hiện vật, tư liệu có giá trị lịch sử, văn hóa của tỉnh.

MORE:
Cơ cấu tổ chức Bảo tàng Lâm Đồng

Bảo tàng Lâm Đồng được thành lập từ những ngày đầu giải phóng, trải qua hơn 40 năm hoạt động, các thế hệ cán bộ và nhân viên của bảo tàng luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao. Đội ngũ cán bộ, viên chức không ngừng trưởng thành, lớn mạnh, luôn đảm đương tốt công tác quản lý và chuyên môn nghiệp vụ.

MORE:
Tìm hiểu các bảo vật thuộc văn phòng tứ bảo trong cung vua Nguyễn được lưu giữ tại Bảo tàng Lâm Đồng

Triều Nguyễn là triều đại phong kiến cuối cùng ở Việt Nam, với 143 năm tồn tại (1802-1945). Trải 13 đời vua trị vì qua những thời điểm thăng trầm khác nhau, triều Nguyễn đã để lại cho hậu thế nhiều di sản văn hóa có giá trị, được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, như: Quần thể di tích cố đô Huế, Nhã nhạc - âm nhạc cung đình Việt Nam, Mộc bản triều Nguyễn, hay Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế. Bên cạnh đó, triều Nguyễn cũng để lại rất nhiều hiện vật hoàng cung độc đáo, trong đó có các hiện vật “văn phòng tứ bảo”, mà hiện nay Bảo tàng Lâm Đồng may mắn được bảo tồn và giới thiệu đến công chúng.

Khai mạc triển lãm và các hoạt động trong chuyến công tác tại Côn Đảo của Bảo tàng Lâm Đồng thành công tốt đẹp

Sau thời gian tích cực chuẩn bị, khai mạc Triển lãm “Di tích quốc gia Nhà lao thiếu nhi Đà Lạt - Địa chỉ đỏ trên thành phố hoa” và các hoạt động trong khuôn khổ triển lãm giữa Bảo tàng Lâm Đồng và Trung tâm Bảo tồn Di tích quốc gia Côn Đảo, tại huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã thành công tốt đẹp.

Chương trình giáo dục, trải nghiệm “Giữ gìn nét văn hóa dân gian trong in tranh Đông Hồ” tại Bảo tàng Lâm Đồng

Thực hiện Chương trình “Đẩy mạnh các hoạt động phục vụ học tập suốt đời trong thư viện, bảo tàng, trung tâm văn hóa đến năm 2030” theo Quyết định số 1520/QĐ-TTg, ngày 09/12/2022 của Thủ tướng Chính phủ, ngày 21 tháng 3 năm 2024, Bảo tàng Lâm Đồng phối hợp cùng Trường THCS-THPT Chi Lăng thực hiện chương trình giáo dục trải nghiệm “Giữ gìn nét văn hóa dân gian trong in tranh Đông Hồ”.

Di tích quốc gia đặc biệt Khảo cổ Cát Tiên đẩy mạnh tổ chức các hoạt động giáo dục, trải nghiệm cho giới trẻ

Học sinh tham quan Di tích quốc gia đặc biệt Khảo cổ Cát Tiên

Hiện nay, Bảo tàng Lâm Đồng đã và đang tích cực xây dựng nhiều chương trình giáo dục, trải nghiệm tại Di tích Khảo cổ Cát Tiên phù hợp với từng lứa tuổi học sinh. Các chương trình có sự gia tăng tính trải nghiệm, tương tác cho học sinh, như: Về miền đất thánh - Gạch cổ xây đền (Em làm gạch cổ); Về miền đất thánh - Gốm cũ hồn xưa (Phục hồi hình dáng cũ trên gốm); Về miền đất thánh - Em làm nhà khảo cổ tương lai; Về miền đất thánh - Chinh phục đền thiêng (Giải mã bí ẩn những ngôi đền); Về miền đất thánh - Vẽ kỹ thuật hình ảnh hiện vật Khảo cổ Cát Tiên… Việc xây dựng, đa dạng hóa các hoạt động trải nghiệm tại Di tích là một trong những việc làm cụ thể hóa nội dung trong đề án: “Đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động bảo tàng giai đoạn 2024 - 2026” của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Các chương trình không chỉ đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, tiếp nhận kiến thức, mà còn đem đến những phút giây bổ ích, lý thú giúp học sinh có những trải nghiệm thú vị. Sau những giờ học tại trường, việc tham gia các chương trình tham quan, giáo dục, trải nghiệm giúp học sinh thấy thoải mái tinh thần, được chơi mà học, học mà chơi, việc bổ sung các kiến thức lịch sử, văn hóa, xã hội hết sức nhẹ nhàng, tích cực, giảm mệt mỏi, tái tạo năng lượng sau những giờ học căng thẳng.

to chuc cac hoat dong giao duc trai nghiem tai dt khao co cat tien 2
Ban tổ chức phổ biến thể lệ tham gia hoạt động giáo dục, trải nghiệm
cho Trường Tiểu học Lê Hồng Phong (Cát Tiên)

Di tích Khảo cổ Cát Tiên đã trực tiếp làm việc với Phòng Giáo dục và Đào tạo ba huyện phía Nam (Cát Tiên, Đạ Tẻh, Đạ Huoai) về các chương trình giáo dục, trải nghiệm tại di tích. Các hoạt động này đã và đang nhận được sự ủng hộ rất lớn từ các nhà trường, phụ huynh và học sinh. Nhiều trường tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn và các vùng lân cận đã đưa học sinh tới tham gia, như các trường tiểu học Phước Cát, Gia Viễn, Lê Hồng Phong; các trường THCS Quảng Ngãi, An Nhơn, Quốc Oai, Tiên Hoàng, Nam Ninh, Nguyễn Văn Trỗi… Trong quý I năm 2024, Di tích Khảo cổ Cát Tiên đã thực hiện 10 đợt giáo dục, trải nghiệm cho học sinh của các trường tiểu học và THCS hai huyện Cát Tiên, Đạ Tẻh với tổng số gần 1.000 lượt học sinh tham gia. Trong thời gian tới, Bảo tàng Lâm Đồng sẽ tiếp tục làm việc với Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai, cùng các trường đại học để phối hợp xây dựng kế hoạch đưa học sinh, sinh viên tới tham quan, giáo dục, trải nghiệm.

Với việc được trực tiếp tham gia vào các hoạt động cụ thể, thực tế tại di tích, như phục hồi hình dáng cũ trên gốm từ những mảnh gốm vỡ; thực hiện những cuộc khai quật giả định để hiểu hiện vật được phát hiện như thế nào, quy trình xử lý hiện vật ban đầu ra sao; mô phỏng quy trình làm gạch xây đền của chủ nhân Thánh địa Cát Tiên để hiểu cách đây hàng ngàn năm trước họ đã thực hiện như thế nào… Đây thật sự là những trải nghiệm hoàn toàn mới lạ, hấp dẫn mà học sinh chưa từng có dịp được tiếp cận, nên các bạn rất hào hứng, tham gia nhiệt tình, tích cực và sôi động.

to chuc cac hoat dong giao duc trai nghiem tai dt khao co cat tien 3

Học sinh Trường THCS Quảng Ngãi (Cát Tiên) tham gia trải nghiệm “Em làm gạch cổ”

Thông qua các hoạt động thực tế, học sinh còn rèn luyện được nhiều kỹ năng cần thiết, như kỹ năng quan sát, kỹ năng tổng hợp xử lý thông tin, kỹ năng phối hợp làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống,... Từ đó, các em khám phá thêm những điều mới lạ, bổ ích, phát triển trí nhớ, khả năng tư duy thông qua thực tế tìm hiểu, trực tiếp thực hiện, mà quan trọng hơn là phát triển các kĩ năng quan sát, nhận thức và tư duy, tiếp cận di sản từ nhiều góc độ khác nhau, biết thể hiện hành vi ứng xử đúng đắn, cảm nhận, biểu đạt những tình cảm tích cực… Các chương trình hướng đến việc phát triển toàn diện cả về đạo đức, trí tuệ và thẩm mĩ cho học sinh, trang bị những kiến thức cần thiết làm hành trang cho các em bước vào đời sau này. Trong thời gian đến, Bảo tàng Lâm Đồng sẽ chú trọng nghiên cứu, xây dựng thêm nhiều các hoạt động trải nghiệm mới, mở rộng đối tượng phục vụ như sinh viên, khách du lịch, để họ có nhiều sự lựa chọn khi đến tham quan di tích.

Đẩy mạnh các hoạt động trải nghiệm dành cho đối tượng trẻ, học sinh, sinh viên tại bảo tàng, di tích là hoạt động thiết thực phù hợp với thực tế hiện nay. Qua đó giúp các em hiểu sâu, nhớ lâu lịch sử vùng đất này, tự hào về nơi các em đang sinh sống và học tập, từ đó xác định được trách nhiệm của mình đối với quê hương, đất nước. Cùng với việc không ngừng đổi mới, chỉnh lý hệ thống trưng bày, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ hướng dẫn viên, các chương trình giáo dục, trải nghiệm chắc chắn sẽ thu hút du khách. Công chúng, đặc biệt là giới trẻ, học sinh, sinh viên sẽ chọn bảo tàng, di tích là điểm đến lí tưởng để tham quan, học tập, trải nghiệm cho bản thân, gia đình và bạn bè.

Đinh Chung