Bảo tàng Lâm Đồng | Lam Dong Museum

  • hinh1.jpg
  • hinh2.jpg
  • hinh3.jpg

Phát huy những giá trị của Cung Nam Phương Hoàng hậu trong hoạt động của Bảo tàng Lâm Đồng hiện nay

Đà Lạt đã trở thành một địa danh rất quen thuộc với mọi người Việt Nam và du khách quốc tế. Từ năm 1916, ranh giới của thành phố được xác định về mặt pháp lý khi Hội đồng nhiếp chính triều đình Huế thông báo Dụ thành lập thị tứ Đà Lạt. Nơi đây được thể chế hóa như một thị xã, với những kế hoạch phát triển về một trung tâm hành chính, văn hoá và du lịch lớn của Đông Dương. Đà Lạt ngày càng hấp dẫn đối với nhiều giới, từ chính khách đến thương nhân.

Xem tiếp...

Công tác kiểm kê, bảo quản hiện vật Bảo tàng Lâm Đồng

Hệ thống kho cơ sở của bảo tàng đóng vai trò rất quan trọng, là nơi bảo quản, lưu giữ hiện vật để phục vụ nghiên cứu, trưng bày và giới thiệu đến công chúng. Bảo tàng Lâm Đồng hiện đang lưu giữ trên 12.000 hiện vật, phần lớn là hiện vật gốc đã được phân loại (gồm khảo cổ, dân tộc, kháng chiến, Đà Lạt xưa, thiên nhiên, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc). Nhận thức rõ vai trò, vị trí, tầm quan trọng của công tác kiểm kê, bảo quản hiện vật, nên từ khi thành lập đến nay, Bảo tàng Lâm Đồng luôn quan tâm chú trọng công tác quản lý khoa học và bảo quản hiện vật, tư liệu.

Xem tiếp...

Đổi mới công tác trưng bày, tuyên truyền từ cơ sở lý luận và thực tiễn hoạt động của Bảo tàng Lâm Đồng

Bảo tàng là thiết chế văn hóa có chức năng sưu tầm, bảo quản, nghiên cứu, trưng bày và giới thiệu di sản văn hóa, bằng chứng vật chất về thiên nhiên, con người, môi trường sống của con người nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, học tập, tham quan và hưởng thụ văn hóa của công chúng. Trong giai đoạn hiện nay, bảo tàng nói chung và Bảo tàng Lâm Đồng nói riêng đang đứng trước những cơ hội và thách thức mới, đặt ra vấn đề cần phải làm gì và làm như thế nào để bảo tồn và phát huy tốt nhất những giá trị văn hóa của địa phương.

Xem tiếp...

Đâm trâu - nghi lễ cổ truyền trong lễ hội của các dân tộc bản địa Lâm Đồng

Nghi lễ đâm trâu là một trong những nét văn hóa truyền thống mà ngày nay vẫn còn lưu giữ trong sinh hoạt lễ hội của cộng đồng người Mạ và Cơ Ho. Đây được xem là nét đặc trưng mang sắc thái dân tộc cổ xưa của các dân tộc thuộc ngữ hệ Môn - Khmer.

Xem tiếp...