Độc đáo sưu tập vật dụng sinh hoạt truyền thống của cư dân bản địa tại Bảo tàng Lâm Đồng
Sống giữa vùng rừng núi, địa hình hiểm trở, giao thương gặp nhiều khó khăn, để tồn tại và phát triển, từ lâu đời, các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên nói chung và ở Lâm Đồng nói riêng phải thường xuyên chống chọi với thiên nhiên khắc nghiệt và những mối đe dọa từ môi trường sống… Trong quá trình đấu tranh, lao động, họ đã tích lũy nhiều kinh nghiệm quý báu và không ngừng sáng tạo, phát triển, từng bước vươn lên làm chủ cuộc sống. Họ đã biết chế tác nhiều công cụ phục vụ sản xuất và đời sống. Hầu hết các vật dụng sinh hoạt truyền thống được làm từ nguồn nguyên liệu sẵn có trong tự nhiên, gần khu vực cư trú, như gỗ, tre, nứa, mây, lồ ô, cây sim rừng, cây cóc rừng… Mỗi vật dụng truyền thống thể hiện sự sáng tạo, đúc kết kinh nghiệm của đồng bào trong sinh hoạt, trong quá trình lao động sản xuất.
Dưới đây xin giới thiệu một số vật dụng sinh hoạt truyền thống độc đáo của các cư dân bản địa được sưu tầm và trưng bày tại Bảo tàng Lâm Đồng:
Sưu tập gốm sứ tại Bảo tàng Lâm Đồng
Bảo tàng Lâm Đồng hiện đang lưu giữ nhiều sưu tập gốm sứ thuộc nhiều dòng gốm khác nhau, rất có giá trị trong công tác nghiên cứu khoa học về lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất cao nguyên Lâm Đồng qua các thời kỳ lịch sử.
Bộ sưu tập trang phục của 3 dân tộc bản địa Lâm Đồng
Lâm Đồng là tỉnh có nhiều thành phần dân tộc, trong đó có 3 dân tộc bản địa là: Mạ, Cơho và người Churu. Cùng với các dân tộc khác, các dân tộc bản địa đã tạo nên một sắc thái văn hóa rất riêng biệt, thể hiện trên nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó trang phục được xem là một thành tố quan trọng cấu thành nên nét đặc trưng đó. Sưu tập trang phục đang được lưu giữ và trưng bày tại Bảo tàng Lâm Đồng là những hiện vật gốc được sưu tầm và lưu giữ qua các thời kỳ, trong đó chủ yếu là trang phục của 3 dân tộc nói trên.
Sưu tập đồ đá tại Bảo Tàng Lâm Đồng
Bảo tàng Lâm Đồng hiện đang lưu giữ bộ sưu tập đồ đá rất đa dạng về chủng loại, kiểu dáng và công năng. Đây là sưu tập rất có giá trị trong việc nghiên cứu về đời sống sinh hoạt của con người tại vùng đất Nam Tây Nguyên thời tiền sử.