Bộ sưu tập trang phục của 3 dân tộc bản địa Lâm Đồng
Lâm Đồng là tỉnh có nhiều thành phần dân tộc, trong đó có 3 dân tộc bản địa là: Mạ, Cơho và người Churu. Cùng với các dân tộc khác, các dân tộc bản địa đã tạo nên một sắc thái văn hóa rất riêng biệt, thể hiện trên nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó trang phục được xem là một thành tố quan trọng cấu thành nên nét đặc trưng đó. Sưu tập trang phục đang được lưu giữ và trưng bày tại Bảo tàng Lâm Đồng là những hiện vật gốc được sưu tầm và lưu giữ qua các thời kỳ, trong đó chủ yếu là trang phục của 3 dân tộc nói trên.
Sưu tập đồ đá tại Bảo Tàng Lâm Đồng
Bảo tàng Lâm Đồng hiện đang lưu giữ bộ sưu tập đồ đá rất đa dạng về chủng loại, kiểu dáng và công năng. Đây là sưu tập rất có giá trị trong việc nghiên cứu về đời sống sinh hoạt của con người tại vùng đất Nam Tây Nguyên thời tiền sử.
Sưu tập gốm sứ tại Bảo tàng Lâm Đồng
Bảo tàng Lâm Đồng hiện đang lưu giữ nhiều sưu tập gốm sứ thuộc nhiều dòng gốm khác nhau, rất có giá trị trong công tác nghiên cứu khoa học về lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất cao nguyên Lâm Đồng qua các thời kỳ lịch sử.
Bộ sưu tập khảo cổ Cát Tiên
Thánh địa Cát Tiên được phát hiện từ năm 1985. Đây là một quần thể di tích rộng lớn nằm rải rác dọc theo tả ngạn sông Đồng Nai với chiều dài khoảng 15km từ xã Quảng Ngãi đến xã Đức Phổ, huyện Cát Tiên. Trong đó, tập trung chủ yếu ở khu vực xã Quảng Ngãi. Theo nhận định của các nhà khoa học thì đây là một khu Thánh địa với nhiều đền tháp, mộ tháp chịu ảnh hưởng từ Ấn Độ giáo tồn tại cách ngày nay trên nghìn năm. Di tích Cát Tiên hiện đang được giới khoa học trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu.