Tập huấn phương pháp số hóa 3D cho di tích
Trước thực trạng nhiều di tích, hiện vật khảo cổ bị tàn phá, xuống cấp nghiêm trọng, thậm chí rơi vào tình trạng lãng quên, cần thiết phải xây dựng một hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về di sản văn hóa nói chung và di tích nói riêng trên nền tảng công nghệ số. Trong tháng 10/2024, tại Di tích quốc gia đặc biệt Khảo cổ Cát Tiên, Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ phối hợp với Trung tâm Văn hóa Châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO tại Nara Nhật Bản (ACCU) đã tổ chức khóa tập huấn phương pháp số hoá 3D cho di tích.
Cẩm lai, một loài cây đặc hữu có giá trị cao của Việt Nam
Việt Nam là một trong những nước có tính đa dạng sinh học vào hàng cao của thế giới, với khoảng 20.000 loài thực vật, 3.000 loài cá, hơn 1.000 loài chim và hơn 300 loài thú. Tuy nhiên, nhiều loài động vật và thực vật ở Việt Nam lại đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng, trong đó có loài cây Cẩm lai. Đây là một trong những loài cây đặc hữu của Đông Dương nói chung và Việt Nam nói riêng, đã được xếp hạng ở mức độ nguy cấp (EN) trong Sách đỏ Việt Nam (2007) và Sách đỏ thế giới (IUCN, 2012). Công chúng có thể dễ dàng tiếp cận và tìm hiểu nhiều thông tin bổ ích về cây Cẩm lai tại Bảo tàng Lâm Đồng.
Du sam, loài cây có giá trị cao về khoa học và kinh tế
Du sam là loài cây có giá trị cao về khoa học và kinh tế, đã được Liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN, 2001) xếp vào nhóm loài rất nguy cấp (VU A1cd) và được xếp vào nhóm thực vật nguy cấp (EN) cần được bảo vệ nghiêm ngặt trong Sách đỏ Việt Nam năm 2007. Để góp phần tuyên truyền và nâng cao nhận thức cho cộng đồng trong việc bảo vệ và nhân rộng loài Du sam quý hiếm, Bảo tàng Lâm Đồng đã thường trực trưng bày các hình ảnh, mẫu vật và tư liệu về loài cây này để du khách dễ dàng tham quan, tìm hiểu và nghiên cứu.
Đỉnh tùng, loài cây quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng
Tây Nguyên vốn được xem là “cái nôi” của các loài cây lá kim và có tính đa dạng xếp thứ hai của Việt Nam. Các loài cây lá kim có vai trò quan trọng trong hệ sinh thái rừng, hầu hết có giá trị kinh tế, khoa học cao, nhiều loại còn là nguồn dược liệu quý. Tuy nhiên, chúng đang bị đe dọa tuyệt chủng bởi sự khai thác quá mức và mất dần môi trường sống, trong đó có loài Đỉnh tùng. Khi đến Đà Lạt, công chúng có thể tìm hiểu về loài cây quý hiếm này tại Bảo tàng Lâm Đồng.
Các bài khác...
- Tỉnh Đồng Nai Thượng, đơn vị hành chính đầu tiên của vùng đất Lâm Đồng
- Cuộc chiến đấu chống quân Pháp trở lại xâm lược Đà Lạt (1945 - 1946)
- Bảo tàng Lâm Đồng trong mắt công chúng
- Tìm hiểu về Thông hai lá dẹt qua mẫu vật trưng bày tại Bảo tàng Lâm Đồng
- Góp phần bảo tồn và phát huy giá trị di sản Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên