Bảo tàng Lâm Đồng: Hướng tới kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam 23/11
Di sản Văn hóa Việt Nam là tài sản quý giá của cộng đồng các dân tộc Việt Nam và là một bộ phận của di sản văn hóa nhân loại, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của nhân dân ta.
Sau ngày Cách mạng Tháng Tám thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 65/SL ngày 23/11/1945, là sắc lệnh đầu tiên của Nhà nước ta về việc bảo tồn di sản văn hóa dân tộc. Sắc lệnh ấn định nhiệm vụ cho Đông phương Bác cổ Học viện nhiệm vụ bảo tồn tất cả các cổ tích trong toàn cõi Việt Nam. Qua đó đã phản ánh những tư tưởng, quan điểm rất cơ bản, sâu sắc của Nhà nước ta đối với việc bảo tồn di sản văn hóa mà đến nay vẫn giữ nguyên ý nghĩa lý luận và thực tiễn.
Tìm hiểu nguồn gốc tên gọi Đà Lạt
Thành phố Đà Lạt thường được gọi với những tên khác như thành phố mộng mơ, thành phố ngàn hoa, thành phố tình yêu... và là một trong những thiên đường du lịch, nghĩ dưỡng ở Việt Nam. Năm nay, Đà Lạt kỷ niệm 130 năm hình thành và phát triển (1893 - 2023). Vậy tên gọi Đà Lạt bắt nguồn từ đâu và có từ khi nào? Dựa theo những tài liệu có được, bài viết sẽ hé lộ một phần về nguồn gốc của tên gọi Đà Lạt.
Nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Cơ Ho ở Lâm Đồng
Lâm Đồng là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc anh em, với số liệu thống kê mới nhất gồm 47 dân tộc. Trong đó, ba dân tộc sinh sống lâu đời tại Lâm Đồng là Cơ Ho, Mạ và Churu. Đối với người Cơ Ho ở Tây Nguyên nói chung và người Cơ Ho ở Lâm Đồng nói riêng thì nghề dệt thổ cẩm đóng vai trò rất quan trọng và là một nét văn hóa độc đáo.
Bảo tàng Lâm Đồng: Ứng dụng công nghệ 4.0 trong lưu trữ và quảng bá di sản văn hóa
Trong bối cảnh khoa học công nghệ phát triển như vũ bão hiện nay, việc ứng dụng công nghệ 4.0 ngày càng được chú trọng và có vai trò quan trọng trong nhiều khía cạnh đời sống, xã hội. Đối với lĩnh vực bảo tàng, công nghệ thông tin tác động mạnh mẽ đến các hoạt động, đặc biệt là công tác lưu trữ và quảng bá giá trị di sản văn hóa. Việc tìm tòi hướng đi mới mang tính đột phá, phù hợp với xu thế hiện nay, đã và đang trở thành mục tiêu mà Bảo tàng Lâm Đồng hướng đến.