Bảo tàng Lâm Đồng | Lam Dong Museum

  • hinh1.jpg
  • hinh2.jpg
  • hinh3.jpg

Giới thiệu chung

Bảo Tàng Lâm Đồng

Bảo tàng Lâm Đồng là bảo tàng tổng hợp (khảo cứu địa phương), hiện đang lưu giữ trên 15.000 hiện vật với nhiều sưu tập hiện vật độc đáo và quý hiếm. Nội dung trưng bày của Bảo tàng bao gồm các phần chính như:

Lịch sử hình thành

Ngay sau khi đất nước độc lập thống nhất, công tác bảo tồn, bảo tàng ở Lâm Đồng đã được lãnh đạo tỉnh quan tâm. Tháng 8/1975, bộ phận Bảo tồn - Bảo tàng được thành lập, trực thuộc Thành ủy Đà Lạt - với nhiệm vụ sưu tầm, gìn giữ và bảo quản những hiện vật, tư liệu có giá trị lịch sử, văn hóa của tỉnh.

MORE:
Cơ cấu tổ chức Bảo tàng Lâm Đồng

Bảo tàng Lâm Đồng được thành lập từ những ngày đầu giải phóng, trải qua hơn 40 năm hoạt động, các thế hệ cán bộ và nhân viên của bảo tàng luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao. Đội ngũ cán bộ, viên chức không ngừng trưởng thành, lớn mạnh, luôn đảm đương tốt công tác quản lý và chuyên môn nghiệp vụ.

MORE:
Tìm hiểu các bảo vật thuộc văn phòng tứ bảo trong cung vua Nguyễn được lưu giữ tại Bảo tàng Lâm Đồng

Triều Nguyễn là triều đại phong kiến cuối cùng ở Việt Nam, với 143 năm tồn tại (1802-1945). Trải 13 đời vua trị vì qua những thời điểm thăng trầm khác nhau, triều Nguyễn đã để lại cho hậu thế nhiều di sản văn hóa có giá trị, được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, như: Quần thể di tích cố đô Huế, Nhã nhạc - âm nhạc cung đình Việt Nam, Mộc bản triều Nguyễn, hay Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế. Bên cạnh đó, triều Nguyễn cũng để lại rất nhiều hiện vật hoàng cung độc đáo, trong đó có các hiện vật “văn phòng tứ bảo”, mà hiện nay Bảo tàng Lâm Đồng may mắn được bảo tồn và giới thiệu đến công chúng.

Khai mạc triển lãm và các hoạt động trong chuyến công tác tại Côn Đảo của Bảo tàng Lâm Đồng thành công tốt đẹp

Sau thời gian tích cực chuẩn bị, khai mạc Triển lãm “Di tích quốc gia Nhà lao thiếu nhi Đà Lạt - Địa chỉ đỏ trên thành phố hoa” và các hoạt động trong khuôn khổ triển lãm giữa Bảo tàng Lâm Đồng và Trung tâm Bảo tồn Di tích quốc gia Côn Đảo, tại huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã thành công tốt đẹp.

Chương trình giáo dục, trải nghiệm “Giữ gìn nét văn hóa dân gian trong in tranh Đông Hồ” tại Bảo tàng Lâm Đồng

Thực hiện Chương trình “Đẩy mạnh các hoạt động phục vụ học tập suốt đời trong thư viện, bảo tàng, trung tâm văn hóa đến năm 2030” theo Quyết định số 1520/QĐ-TTg, ngày 09/12/2022 của Thủ tướng Chính phủ, ngày 21 tháng 3 năm 2024, Bảo tàng Lâm Đồng phối hợp cùng Trường THCS-THPT Chi Lăng thực hiện chương trình giáo dục trải nghiệm “Giữ gìn nét văn hóa dân gian trong in tranh Đông Hồ”.

Sự kiện diệt ác

Bức tranh mô tả lại sự kiện các tù nhân thiếu nhi tiêu diệt Nguyễn Cương

Tuy bị giam cầm, hành hạ, tra tấn cả về thể xác và tinh thần, nhưng các chiến sỹ cách mạng nhỏ tuổi luôn nêu cao tinh thần đấu tranh đánh đuổi kẻ thù, giành độc lập, hòa bình, thống nhất đất nước. Tại Nhà lao thiếu nhi Đà Lạt đã diễn ra nhiều cuộc đấu tranh kiên cường, như mổ bụng chống chào cờ, chống đàn áp, tuyệt thực, vượt ngục... Dù bị đàn áp rất dã man, nhưng các chiến sỹ cách mạng nhỏ tuổi nhất định không chịu khuất phục. Các cuộc đấu tranh diễn ra thường xuyên, liên tục đem laị những thắng lợi nhất định. Điển hình là cuộc đấu tranh diệt ác giết Nguyễn Cương - Trưởng Ban trật tự, xảy ra tại phòng giam C.

Từ sau sự kiện mổ bụng chống đàn áp diễn ra vào ngày 21 tháng 11 năm 1971, địch một mặt ra sức đàn áp, mặt khác cũng tránh đối đầu trực tiếp với tù nhân. Địch đẩy mạnh thực hiện chủ trương “dùng tù trị tù” đã có từ trước, tăng cường sử dụng tù nhân để đàn áp tù nhân. Trước tình hình này, anh em tù thiếu nhi chủ trương bằng mọi giá phải đấu tranh để cảnh cáo kẻ địch, tiêu diệt cho được những tên phản bội và làm phá sản chính sách “dùng tù trị tù”. Kế hoạch tiêu diệt tên tay sai Nguyễn Cương đã được anh em tù thiếu nhi đưa ra bàn bạc, chuẩn bị khá kỹ lưỡng với quyết tâm giành thắng lợi.

su kien diet ac 2

Phòng giam C, nơi diễn ra sự kiện tù nhân thiếu nhi tiêu diệt Nguyễn Cương

Nguyễn Cương từng là du kích xã Điện Ngọc, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Tham gia du kích nhưng không có lý tưởng, không chịu được hoàn cảnh khắc nghiệt của chiến tranh, Nguyễn Cương chiêu hồi, bỏ sang hàng ngũ của địch, chống lại cách mạng. Tại Nhà lao thiếu nhi Đà Lạt, Nguyễn Cương trở thành tay sai đắc lực của địch trong việc tra tấn anh em tù thiếu nhi.

Kế hoạch tiêu diệt Nguyễn Cương đã được sự đồng tình nhất trí của tất cả anh em trong phòng giam. Vũ khí giết Nguyễn Cương là thanh sắt dài khoảng 40cm mà anh em tù nhân đã lén rút ra từ một máng xối. Thanh sắt được bẻ đôi, một đầu mài nhọn, đầu còn lại buộc giẻ làm cán để cầm.

Theo phân công, người khỏe nhất là anh Cồ (Trần Việt Hùng) sẽ siết cổ Nguyễn Cương; anh Huệ (Huỳnh Ngọc Huệ) và anh Được (Nguyễn Quốc Toàn) sẽ hỗ trợ nắm chặt chân tay không cho Nguyễn Cương vùng ra; anh Mẹo (Nguyễn Quốc Tân) và anh Bốn (Mai Thanh Minh) sẽ trực tiếp dùng vũ khí tự tạo giết Nguyễn Cương. Riêng anh Lê Doãn Dũng được dặn dò khi nào thanh toán xong Nguyễn Cương thì hô to báo cho giám thị biết, như một vụ ẩu đã của tù nhân.

Đêm 23 tháng 01năm 1973, theo đúng kế hoạch, khi Nguyễn Cương bước vào phòng giam, anh Cồ đã xông vào siết cổ, năm người theo sự phân công lao vào khống chế và đâm liên tiếp vào người hắn. Nguyễn Cương đã chống trả quyết liệt, nhưng không thể thoát ra được. May mắn cho Nguyễn Cương, khi anh Dũng nghĩ rằng mọi việc đã hoàn tất, bèn la lớn để báo cho giám thị. Bọn giám thị túa vào, khiêng Nguyễn Cương ra ngoài. Nguyễn Cương không chết, nhưng phải trả giá đắt với một mắt bị hỏng, thủng 6 khúc ruột, phải nằm viện điều trị hơn 3 tháng với mức thương tật 60%. Sau sự kiện này Nguyễn Cương được chuyển sang nhà tù khác.

su kien diet ac 3

Khách tham quan nghe HDV giới thiệu sự kiện tù nhân thiếu nhi tiêu diệt Nguyễn Cương, tại phòng giam C

Có thể nói, chủ trương và hành động diệt ác là đòn giáng trả mạnh mẽ của các tù nhân thiếu nhi vào thủ đoạn thâm độc của địch, đem lại thắng lợi tinh thần to lớn cho các tù nhân. Địch ngày càng lo sợ, đội ngũ tù nhân thiếu nhi Đà Lạt ngày càng mạnh mẽ, trưởng thành hơn. Từ chỗ bị động, qua thời gian và kinh nghiệm, tinh thần đấu tranh của tù nhân thiếu nhi đã ngày càng lớn mạnh, chủ động lên kế hoạch tấn công kẻ thù ngay trong sào huyệt của chúng. Vì thế sau sự kiện này, địch tỏ ra dè dặt trong việc tra tấn, đánh đập tù nhân; tay chân của địch, những kẻ cơ hội, phản bội cũng đã phần nào chùn bước trước bài học đích đáng của các tù nhân thiếu nhi.

Lê Hiền