Bảo tàng Lâm Đồng | Lam Dong Museum

  • hinh1.jpg
  • hinh2.jpg
  • hinh3.jpg

Giới thiệu chung

Bảo Tàng Lâm Đồng

Bảo tàng Lâm Đồng là bảo tàng tổng hợp (khảo cứu địa phương), hiện đang lưu giữ trên 15.000 hiện vật với nhiều sưu tập hiện vật độc đáo và quý hiếm. Nội dung trưng bày của Bảo tàng bao gồm các phần chính như:

Lịch sử hình thành

Ngay sau khi đất nước độc lập thống nhất, công tác bảo tồn, bảo tàng ở Lâm Đồng đã được lãnh đạo tỉnh quan tâm. Tháng 8/1975, bộ phận Bảo tồn - Bảo tàng được thành lập, trực thuộc Thành ủy Đà Lạt - với nhiệm vụ sưu tầm, gìn giữ và bảo quản những hiện vật, tư liệu có giá trị lịch sử, văn hóa của tỉnh.

MORE:
Cơ cấu tổ chức Bảo tàng Lâm Đồng

Bảo tàng Lâm Đồng được thành lập từ những ngày đầu giải phóng, trải qua hơn 40 năm hoạt động, các thế hệ cán bộ và nhân viên của bảo tàng luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao. Đội ngũ cán bộ, viên chức không ngừng trưởng thành, lớn mạnh, luôn đảm đương tốt công tác quản lý và chuyên môn nghiệp vụ.

MORE:
Tìm hiểu các bảo vật thuộc văn phòng tứ bảo trong cung vua Nguyễn được lưu giữ tại Bảo tàng Lâm Đồng

Triều Nguyễn là triều đại phong kiến cuối cùng ở Việt Nam, với 143 năm tồn tại (1802-1945). Trải 13 đời vua trị vì qua những thời điểm thăng trầm khác nhau, triều Nguyễn đã để lại cho hậu thế nhiều di sản văn hóa có giá trị, được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, như: Quần thể di tích cố đô Huế, Nhã nhạc - âm nhạc cung đình Việt Nam, Mộc bản triều Nguyễn, hay Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế. Bên cạnh đó, triều Nguyễn cũng để lại rất nhiều hiện vật hoàng cung độc đáo, trong đó có các hiện vật “văn phòng tứ bảo”, mà hiện nay Bảo tàng Lâm Đồng may mắn được bảo tồn và giới thiệu đến công chúng.

Khai mạc triển lãm và các hoạt động trong chuyến công tác tại Côn Đảo của Bảo tàng Lâm Đồng thành công tốt đẹp

Sau thời gian tích cực chuẩn bị, khai mạc Triển lãm “Di tích quốc gia Nhà lao thiếu nhi Đà Lạt - Địa chỉ đỏ trên thành phố hoa” và các hoạt động trong khuôn khổ triển lãm giữa Bảo tàng Lâm Đồng và Trung tâm Bảo tồn Di tích quốc gia Côn Đảo, tại huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã thành công tốt đẹp.

Chương trình giáo dục, trải nghiệm “Giữ gìn nét văn hóa dân gian trong in tranh Đông Hồ” tại Bảo tàng Lâm Đồng

Thực hiện Chương trình “Đẩy mạnh các hoạt động phục vụ học tập suốt đời trong thư viện, bảo tàng, trung tâm văn hóa đến năm 2030” theo Quyết định số 1520/QĐ-TTg, ngày 09/12/2022 của Thủ tướng Chính phủ, ngày 21 tháng 3 năm 2024, Bảo tàng Lâm Đồng phối hợp cùng Trường THCS-THPT Chi Lăng thực hiện chương trình giáo dục trải nghiệm “Giữ gìn nét văn hóa dân gian trong in tranh Đông Hồ”.

Tinh thần bất khuất của tù nhân thiếu nhi qua kỷ vật của cựu tù Trần Phi Hùng

Kỷ vật tranh thêu của cựu tù Trần Phi Hùng, trưng bày tại phòng truyền thống Di tích quốc gia Nhà lao thiếu nhi Đà Lạt.

Mang danh “Trung tâm giáo huấn thiếu nhi Đà Lạt”, nhưng nơi đây thể hiện tất cả tính chất của một nhà tù đế quốc. Địch đã tập trung và đưa về đây hơn 600 tù nhân thiếu nhi từ khắp các nhà lao ở miền Nam, khi nhận ra thiếu nhi yêu nước cũng là lực lượng rất đáng lo ngại, cần ly gián khỏi sự ảnh hưởng của các thế hệ tù chính trị cha anh, vừa để đối phó với công luận về vấn đề nhân quyền. Tại đây, địch đã áp dụng mọi âm mưu, thủ đoạn, từ dụ dỗ, mua chuộc, dọa nạt đến những trận đòn thừa sống thiếu chết, những cách hành hạ, giam cầm đặc biệt nhằm “tẩy não” lý tưởng cách mạng của các chiến sĩ cách mạng nhỏ tuổi.

Tuy nhiên, kẻ thù đã sai lầm khi đánh giá thấp tinh thần yêu nước, cách mạng, ý chí kiên trung của những tù nhân thiếu nhi yêu nước. Dù trong bối cảnh lao tù hà khắc, họ vẫn cắn răng chịu đựng và quyết tâm đấu tranh chống lại kẻ thù bằng nhiều hình thức. Niềm tin bất diệt vào thắng lợi của sự nghiệp cách mạng và tương lai tươi sáng của đất nước, dân tộc luôn được thắp sáng trong chốn ngục tù tăm tối. Niềm tin ấy được thể hiện rất rõ qua những kỷ vật của các cựu tù yêu nước Nhà lao thiếu nhi Đà Lạt. Trong đó có bức thêu “chúa sơn lâm”, do cựu tù Trần Phi Hùng thêu và hiện đang được trưng bày tại phòng truyền thống của di tích.

tranh thue cuu tu tran phi hung 2

Cựu tù Trần Phi Hùng (bên phải) kể về kỷ vật với tác giả bài viết.

Trong dịp khai mạc Triền lãm “Da cam - Lương tri và Công lý” (tháng 9-2023), về thăm lại nơi mình từng bị giam cầm, cựu tù Trần Phi Hùng - Phó trưởng Ban liên lạc tù thiếu nhi Đà Lạt, bồi hồi chia sẻ những câu chuyện liên quan đến kỷ vật. Bức thêu được ông thêu trong khoảng 6 tháng, khi ông đang bị giam giữ tại Nhà lao thiếu nhi Đà Lạt. Trước khi thêu, ông nói ý tưởng và nhờ ông Mai Sáu (người đồng đội chung phòng giam) giúp vẽ mẫu. Bức thêu thể hiện hình ảnh chú hổ đứng quay mặt nhìn về dãy núi phía xa xa, như khát vọng của tù nhân thiếu nhi yêu nước sẽ có ngày trở về với căn cứ cách mạng. Hình ảnh mặt trời tượng trưng cho chân lý. Cảnh núi non tượng trưng cho dãy Trường Sơn, căn cứ cách mạng. Bóng cây là sự đùm bọc, che chở của đồng đội trong chốn lao tù. Ông tranh thủ thêu vào thời gian giám thị ít đi kiểm tra, có khi nhờ anh em canh chừng để không bị địch phát hiện, tịch thu. Ông còn cẩn trọng thêu ngược 2 câu thơ lên góc trái bức thêu. Thoạt nhìn 2 câu giống kiểu chữ Hán Nôm, nhưng lật mặt sau để đọc ngược thì thấy rõ hai câu thơ lục bát bằng tiếng Việt rất độc đáo:

“Căm hờn luyện một con tim
Lửa nung luyện thép, xà lim luyện người”

Ông lý giải rằng, hai câu thơ thêu ngược để lỡ giám thị bất chợt vô phòng có phát hiện bức thêu thì cũng khó đọc được nội dung để lấy cớ đánh đập, hành hạ. Với đôi bàn tay khéo léo, ông đã tỉ mỉ tạo nên một bức tranh thêu, để các thế hệ trẻ hôm nay được tận mắt nhìn thấy một kỷ vật không chỉ độc đáo về thẩm mỹ mà còn toát lên ý chí kiên cường, khát vọng tự do, tinh thần đoàn kết, quyết tâm đấu tranh không khoan nhượng với kẻ thù của các chiến sĩ cách mạng nhỏ tuổi năm xưa.

tranh thue cuu tu tran phi hung 3

Khách tham quan nghe HDV thuyết minh về kỷ vật của cựu tù tại phòng truyền thống Di tích quốc gia Nhà lao thiếu nhi Đà Lạt.

Chiến tranh đã lùi xa, 50 năm Nhà lao thiếu nhi Đà Lạt (1971 - 1973) chính thức bị xóa sổ bởi tinh thần đấu tranh không khoan ngượng của các chiến sĩ cách mạng nhỏ tuổi. Những kỷ vật về một thời hào hùng được các cựu tù trân trọng cất giữ nay tặng lại cho di tích bảo tồn và phát huy giá trị. Bởi mỗi kỷ vật ấy đều hàm chứa lòng yêu nước, tinh thần lạc quan cách mạng và ý chí chiến đấu quật cường, niềm tin ngày mai đất nước sạch bóng quân thù. Lòng yêu nước, tinh thần cách mạng, sự cống hiến của tù nhân thiếu nhi Đà Lạt góp phần vào sự nghiệp cách mạng của dân tộc luôn được Đảng, Nhà nước và Nhân dân mãi mãi ghi công.

Lê Thảo