Bảo tàng Lâm Đồng | Lam Dong Museum

  • hinh1.jpg
  • hinh2.jpg
  • hinh3.jpg

Giới thiệu chung

Bảo Tàng Lâm Đồng

Bảo tàng Lâm Đồng là bảo tàng tổng hợp (khảo cứu địa phương), hiện đang lưu giữ trên 15.000 hiện vật với nhiều sưu tập hiện vật độc đáo và quý hiếm. Nội dung trưng bày của Bảo tàng bao gồm các phần chính như:

Lịch sử hình thành

Ngay sau khi đất nước độc lập thống nhất, công tác bảo tồn, bảo tàng ở Lâm Đồng đã được lãnh đạo tỉnh quan tâm. Tháng 8/1975, bộ phận Bảo tồn - Bảo tàng được thành lập, trực thuộc Thành ủy Đà Lạt - với nhiệm vụ sưu tầm, gìn giữ và bảo quản những hiện vật, tư liệu có giá trị lịch sử, văn hóa của tỉnh.

MORE:
Cơ cấu tổ chức Bảo tàng Lâm Đồng

Bảo tàng Lâm Đồng được thành lập từ những ngày đầu giải phóng, trải qua hơn 40 năm hoạt động, các thế hệ cán bộ và nhân viên của bảo tàng luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao. Đội ngũ cán bộ, viên chức không ngừng trưởng thành, lớn mạnh, luôn đảm đương tốt công tác quản lý và chuyên môn nghiệp vụ.
Sau nhiều lần thay đổi về cơ cấu tổ chức, bộ máy hoạt động của bảo tàng ngày càng trở nên hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của xã hội.

Ngày 28/8/2018, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành Quyết định số 1680/QĐ-UBND về việc sáp nhập Ban quản lý di tích Cát Tiên vào Bảo tàng Lâm Đồng. Quyết định đã quy định về chức năng nhiệm vụ, bộ máy tổ chức của Bảo tàng Lâm Đồng dựa trên những đặc thù riêng của tỉnh Lâm Đồng.

  • Sơ đồ tổ chức:

MORE:
Kết quả công tác nghiên cứu, sưu tầm - yếu tố quyết định nội dung trưng bày, triển lãm

Ngay sau khi đất nước độc lập, thống nhất, công tác bảo tồn, bảo tàng ở Lâm Đồng đã được lãnh đạo tỉnh quan tâm. Tháng 8 năm 1975, bộ phận Bảo tồn - Bảo tàng được thành lập, trực thuộc Thành ủy Đà Lạt, với nhiệm vụ sưu tầm, gìn giữ và bảo quản những hiện vật, tư liệu có giá trị lịch sử, văn hóa của tỉnh. Trải qua 46 năm hình thành và phát triển, Bảo tàng Lâm Đồng luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị và nhiều lần được nhận bằng khen của Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch), của Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng.

Lễ kết nạp Đội TNTP Hồ Chí Minh tại địa chỉ đỏ - Di tích quốc gia Nhà lao thiếu nhi Đà Lạt

Hòa chung với không khí thi đua sôi nổi lập thành tích chào mừng 92 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2023) và kỷ niệm 60 năm phong trào “Nghìn việc tốt” (24/3/1963 - 24/3/2023). Xác định công tác phát triển đội viên mới là một nhiệm vụ trọng tâm không thể thiếu được nhằm tạo lực lượng kế thừa cho hoạt động sau này.

Vài nét về tượng bò thần Nandi phát hiện tại Gò số 4 Di tích quốc gia đặt biệt Khảo cổ Cát Tiên

Tại Di tích quốc gia đặc biệt Khảo cổ Cát Tiên, cho đến đợt khai quật năm 2020, các nhà khảo cổ học mới phát hiện được tượng bò thần Nandi bằng đá. Trong những đợt khai quật trước đây, hình ảnh thần Nandi chỉ hiện diện ít ỏi trên các lá vàng (tiếu tượng) được bài trí trong các hố thờ…

Liệt sỹ, Anh hùng LLVT Trần Bình - Người chiến sỹ ngoan cường, dũng cảm

Anh Trần Bình sinh ra và lớn lên trên quê hương cách mạng xã Điện Hồng huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng. Mặc dù tuổi còn nhỏ nhưng đã sớm giác ngộ cách mạng, khi ấy anh mới 13 tuổi. Thời gian đó địch thường xuyên tổ chức những cuộc càn quét, bắt bớ cán bộ chiến sỹ của ta, nhiều cơ sở cách mạng bị lộ, nhiều anh chị em bị địch bắt, tù đày trong đó có cả những người nhỏ tuổi như anh Trần Bình.

Tháng 6 năm 1969, khi đang công tác trong Đội biệt động nội thành, thành phố Đà Nẵng, anh bị địch bắt và giam giữ ở Ty cảnh sát Gia Long (Đà Nẵng). Sau đó địch áp giải anh về tận nhà lục soát, phát hiện nhiều hồ sơ, áp phích. Anh bị đưa qua Trung tâm thẩm vấn Thanh Bình (Đà Nẵng). Trong thời gian bị giam giữ, địch đã dùng nhiều hình thức tra tấn, đánh đập dã man nhưng anh nhất định không khai báo. Biết không thể khai thác thêm được gì, địch ghép anh tội “Phản nghịch chống chế độ quốc gia” và xử anh 6 năm tù khổ sai. Anh bị giam tại nhà lao Kho Đạn (Đà Nẵng).

Đầu năm 1971, địch chuyển anh Trần Bình cùng nhiều anh chị em tù thiếu nhi vào Nhà lao thiếu nhi Đà Lạt. Trong thời gian bị giam giữ nơi đây, anh Trần Bình chính là người “Giảng dạy, truyền đạt” Bản Điều lệ Đoàn thanh niên nhân dân cách mạng Miền Nam, Việt Nam cho hầu hết các anh em ở khu giam tù nhân nam. Anh cũng là người tham gia trong ban chỉ đạo đề ra chương trình hành động chủ yếu là lên kế hoạch phương án các phong trào đấu tranh như: chống chào cờ, mổ bụng, phá kềm diệt ác, vượt ngục, nổi dậy làm chủ nhà lao.

liet sy Tran Binh AHLLVTND 3

Theo lời kể của các cựu tù nhà lao thiếu nhi Đà Lạt: “Lịch sử nhà lao thiếu nhi Đà Lạt có tổng cộng 7 đợt vượt ngục. Hầu hết các đợt vượt ngục diễn ra riêng lẻ, số lượng tù nhân vượt ngục ít. Chỉ có đợt vượt ngục lần thứ 6 là cuộc vượt ngục có số lượng đông nhất và thành công nhất. Theo nhà nghiên cứu Trần Bạch Đằng nhận định, đây là cuộc vượt ngục “Đầy ấn tượng, táo bạo, bản lĩnh không kém người lớn”…

Trong số 13 anh em vượt ngục lần 6, có 02 anh Ngô Bê và Trần Công Khanh, do trời tối nên lạc đường, sau đó bị địch bắt lại, 11 người còn lại được người dân xung quanh và cơ sở cách mạng đưa về an toàn.

Thông qua tài liệu do địch để lại về cuộc vượt ngục của 13 tù nhân thiếu nhi tại phòng C, nhà lao thiếu nhi Đà lạt đêm ngày 7 rạng ngày 8 tháng 5 năm 1973, cho chúng ta có thể thấy rõ vai trò thủ lĩnh của anh Trần Bình.

“Đêm 7 rạng 8.5.1973 Y được Trần Bình tổ chức cùng 12 can nhi khác vượt ngục…Như thường lệ đúng 18 giờ chiều, sau khi giám thị điểm danh xong, Trần Bình cùng chúng y ở phòng C, Trần Bình chia làm 3 tổ, cắt đặt nhiệm vụ, xong chúng y ngủ sớm. Đúng 24 giờ, Trần Bình gọi Y cùng đồng bọn thức dậy, vào phòng vệ sinh khoét trần từ trước, trổ nóc cột dây thừng tuột ra ngoài, qua vườn su su, rạch lỗ rào kẽm gai hướng đường xe lửa, cạnh hồ nước nhưng lúc bấy giờ đèn pha chiếu sáng, Y cùng Ngô Bê nằm lại… khi đèn hết chiếu,…bị thất lạc…(Trích cung của anh Trần Công khanh (một trong hai người vượt ngục bị bắt lại trong đêm ngày 7 rạng 8.5.1973 ) do tên thiếu tá Bùi Văn Lan, chỉ huy trưởng cảnh sát Tuyên Đức thực hiện).

Đối với anh, chị, em tù thiếu nhi Đà Lạt, anh Trần Bình không chỉ là một người luôn tiên phong với vai trò thủ lĩnh mà còn là một chiến sỹ ngoan cường, dũng cảm mưu trí, hết lòng vì đồng đội và luôn chiến thắng kẻ thù trong mọi hoàn cảnh, mọi lúc mọi nơi…

Sau khi thoát khỏi Nhà lao thiếu nhi Đà Lạt, các anh Trần Bình, Huỳnh Đức Hòa và Trương Công Nhân được bổ sung vào đơn vị 850, trực thuộc Thị đội Đà Lạt, các anh làm nhiệm vụ giao liên cho đơn vị.

Trong thời gian công tác anh Trần Bình nhiều lần bị thương. Tháng 7 năm 1973 anh bị địch phục kích, bị thương ở bụng, được đưa về hậu phương điều trị. Vừa lành vết thương anh trở về đơn vị tiếp tục chiến đấu. Lần công tác thứ 2, anh bị thương rất nặng và anh đã vĩnh viễn nằm lại trên quê hương Lâm Đồng.

Theo lời kể của cựu tù Nhà lao thiếu nhi Đà Lạt- Trương Công Nhân: “Chuyến công tác tháng 4 năm 1974. Đoàn công tác của chúng tôi có khoảng hơn 20 người, trong đoàn có anh Trần Bình và anh Huỳnh Đức Hoà là bạn tù cùng ở Nhà lao thiếu nhi Đà Lạt. Lần ấy đoàn chuẩn bị đi lấy lương thực. Những năm đó chiến trường vô cùng khó khăn thiếu thốn. Trong khi chờ đợi xuất phát, tôi xuống bến nước tranh thủ bắt ít cua hi vọng anh em có bữa tươi cải thiện…Tôi vừa bước xuống thì đạn bắn chát chúa… Chúng tôi bị lọt vào ổ phục kích mà không hay biết. Tôi bị thương ngay những làn đạn đầu tiên, nhưng theo phản xạ tôi vẫn lao vào những bụi cây ven bờ tránh đạn. Cả đoàn nhanh chóng tản ra vào vị trí chiến đấu, anh Hoà bắn yểm trợ cho tôi, anh Bình, anh Hùng và một số anh em tập trung bắn hoả lực vào địch. Những làn đạn bay như mưa.. Một cuộc chiến không cân sức, để bảo toàn lực lượng, anh em phải lợi dụng địa hình để rút lui.

Sau khi về điểm tập kết, đợi đến tối, vẫn không thấy anh Bình, anh Hùng và một số anh em khác. Đoàn chúng tôi quay lại tìm các anh em. Một cảnh tượng đau lòng: cả người các anh không còn chỗ nào không có vết đạn, hai chân anh Bình gãy lìa”.

Anh em trong đoàn kìm nén đau thương, lấy tấm nylon gói xác bạn mình cùng những vật dụng cá nhân hiếm hoi còn sót lại, đào huyệt thật nhanh, gởi thân xác anh cho đất mẹ rồi tiếp tục cuộc hành quân.

Mãi đến sau ngày giải phóng, đơn vị quy tập mộ liệt sĩ đưa anh về nghĩa trang tỉnh Lâm Đồng. Năm 2008 anh em là cựu tù nhà lao thiếu nhi Đà Lạt mới đưa mẹ Thơm vào Đà Lạt gặp lại con trai mình tại Nghĩa trang liệt sĩ.

Ngày nay công chúng tới tham quan, học tập tại di tích Nhà lao thiếu nhi Đà Lạt, khi được nghe thuyết minh viên giới thiệu về quá trình hoạt động cách mạng của anh Trần Bình, hầu hết mọi người đều xúc động và tự nhủ sẽ cố gắng học tập tốt, công tác tốt để xứng đáng với những hi sinh to lớn của bao thế hệ cha anh đã hiến cuộc đời mình cho độc lập, tự do của tổ quốc, hạnh phúc của nhân dân. Trong đó có Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân Trần Bình.

liet sy Tran Binh AHLLVTND 2

Lê Thị Hiền