Bảo tàng Lâm Đồng | Lam Dong Museum

  • hinh1.jpg
  • hinh2.jpg
  • hinh3.jpg

Giới thiệu chung

Bảo Tàng Lâm Đồng

Bảo tàng Lâm Đồng là bảo tàng tổng hợp (khảo cứu địa phương), hiện đang lưu giữ trên 15.000 hiện vật với nhiều sưu tập hiện vật độc đáo và quý hiếm. Nội dung trưng bày của Bảo tàng bao gồm các phần chính như:

Lịch sử hình thành

Ngay sau khi đất nước độc lập thống nhất, công tác bảo tồn, bảo tàng ở Lâm Đồng đã được lãnh đạo tỉnh quan tâm. Tháng 8/1975, bộ phận Bảo tồn - Bảo tàng được thành lập, trực thuộc Thành ủy Đà Lạt - với nhiệm vụ sưu tầm, gìn giữ và bảo quản những hiện vật, tư liệu có giá trị lịch sử, văn hóa của tỉnh.

MORE:
Cơ cấu tổ chức Bảo tàng Lâm Đồng

Bảo tàng Lâm Đồng được thành lập từ những ngày đầu giải phóng, trải qua hơn 40 năm hoạt động, các thế hệ cán bộ và nhân viên của bảo tàng luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao. Đội ngũ cán bộ, viên chức không ngừng trưởng thành, lớn mạnh, luôn đảm đương tốt công tác quản lý và chuyên môn nghiệp vụ.

MORE:
Tìm hiểu về một hiện vật máy sưởi điện trưng bày tại Bảo tàng Lâm Đồng

Đà Lạt - viên ngọc quý trên miền cao nguyên Lâm Viên, được thiên nhiên ban tặng khí hậu ôn đới độc đáo, nhờ đó sở hữu những hình ảnh mang đậm đặc trưng của xứ lạnh ngàn thông, đi vào ký ức của bao thế hệ. Bên cạnh hình ảnh những bộ trang phục ấm áp là hình ảnh những chiếc lò sưởi quen thuộc trong những ngôi biệt thự cổ kính. Đến với phần trưng bày “Đà Lạt xưa” tại Bảo tàng Lâm Đồng, du khách còn được tìm hiểu về chiếc máy sưởi điện được một gia đình ở Đà Lạt sử dụng, mang theo ký ức một thời của “miền đất lạnh”.

Khai mạc triển lãm và các hoạt động trong chuyến công tác tại Côn Đảo của Bảo tàng Lâm Đồng thành công tốt đẹp

Sau thời gian tích cực chuẩn bị, khai mạc Triển lãm “Di tích quốc gia Nhà lao thiếu nhi Đà Lạt - Địa chỉ đỏ trên thành phố hoa” và các hoạt động trong khuôn khổ triển lãm giữa Bảo tàng Lâm Đồng và Trung tâm Bảo tồn Di tích quốc gia Côn Đảo, tại huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã thành công tốt đẹp.

Chương trình giáo dục, trải nghiệm “Giữ gìn nét văn hóa dân gian trong in tranh Đông Hồ” tại Bảo tàng Lâm Đồng

Thực hiện Chương trình “Đẩy mạnh các hoạt động phục vụ học tập suốt đời trong thư viện, bảo tàng, trung tâm văn hóa đến năm 2030” theo Quyết định số 1520/QĐ-TTg, ngày 09/12/2022 của Thủ tướng Chính phủ, ngày 21 tháng 3 năm 2024, Bảo tàng Lâm Đồng phối hợp cùng Trường THCS-THPT Chi Lăng thực hiện chương trình giáo dục trải nghiệm “Giữ gìn nét văn hóa dân gian trong in tranh Đông Hồ”.

Di tích quốc gia Nhà lao thiếu nhi Đà Lạt - địa chỉ đỏ thu hút tổ chức các hoạt động, sự kiện giáo dục truyền thống

Đoàn phường Linh Trung, TP.Thủ Đức tổ chức Hội thi Bí thư Đoàn giỏi tại Di tích Quốc gia Nhà lao thiếu nhi Đà Lạt

Trong thời gian qua, đặc biệt là sau khi được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định xếp hạng là Di tích quốc gia ngày 22-6-2009, Nhà lao Thiếu nhi Đà Lạt đã được từng bước bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị. Sau khi tiếp nhận di tích, tập thể cán bộ chuyên môn của Bảo tàng Lâm Đồng đã tập trung nghiên cứu hệ thống tài liệu, hiện vật, hình ảnh có liên quan để xử lý thông tin đảm bảo yếu tố khoa học, lịch sử, chính trị dựa trên cơ sở gặp gỡ các nhân chứng sống, tổ chức nhiều cuộc tọa đàm với các cựu tù để thu thập thông tin. Đồng thời tăng cường sưu tầm tài liệu, hiện vật, hình ảnh bổ sung chỉnh lý cho trưng bày tại nhà truyền thống, bổ sung thêm các không gian trưng bày: phòng giới thiệu bối cảnh ra đời nhà lao, phòng giam nam; các bảng giới thiệu tại các phòng giam khác cùng với sự kiện đấu tranh tại nhà lao (song ngữ Việt - Anh); bổ sung các chú thích ảnh, hiện vật một cách đầy đủ, chính xác… Qua đó, giúp khách tham quan tìm hiểu di tích một cách hệ thống, khoa học, tạo được ấn tượng trong trưng bày và sự trang nghiêm của di tích.

Sau 5 năm kể từ khi tiếp quản và đưa vào khai thác phát huy tác dụng của một di tích lịch sử cách mạng, Di tích quốc gia Nhà lao thiếu nhi Đà Lạt từng bước khẳng định được vai trò, vị thế của một địa chỉ đỏ quan trọng trong việc giáo dục truyền thống tại thành phố Festival hoa Đà Lạt. Ngoài việc mở cửa thường xuyên các ngày trong tuần phục vụ khách tham quan, Bảo tàng Lâm Đồng, trực tiếp là bộ phận phụ trách Di tích luôn tạo điều kiện cho các đơn vị, các tổ chức đảng, đoàn thể, trường học trong và ngoài tỉnh đến tham quan học tập, sinh hoạt ngoại khóa, kết nạp đảng viên, đoàn viên, đội viên tại Di tích, để lại nhiều kỷ niệm và ấn tượng tốt đẹp trong lòng du khách.

Hoc sinh truong phan nhu thach da lat
Học sinh trường tiểu học Phan Như Thạch (Đà Lạt) trong buổi lễ kết nạp đội viên tổ chức tại Di tích quốc gia Nhà lao thiếu nhi Đà Lạt.

Trong thời gian tới, ngoài việc tiếp tục đẩy mạnh những hoạt động nói trên, Di tích quốc gia Nhà lao thiếu nhi Đà Lạt đang xây dựng kế hoạch tổ chức một số hoạt động khám phá, trải nghiệm cho các em học sinh ở lứa tuổi tiểu học và trung học cơ sở như: Trẻ em thời chiến, Em làm chiến sĩ giải phóng quân, nhằm tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích, giúp các em vận động rèn luyện thể chất, kỹ năng sống, cảm nhận được sự khốc liệt của chiến tranh và thấy được giá trị của nền hòa bình, độc lập mà thế hệ cha anh đã hy sinh cả mồ hôi, xương máu mới giành được.

Đoàn Bích Ngọ