Bảo tàng Lâm Đồng | Lam Dong Museum

  • hinh1.jpg
  • hinh2.jpg
  • hinh3.jpg

Giới thiệu chung

Bảo Tàng Lâm Đồng

Bảo tàng Lâm Đồng là bảo tàng tổng hợp (khảo cứu địa phương), hiện đang lưu giữ trên 15.000 hiện vật với nhiều sưu tập hiện vật độc đáo và quý hiếm. Nội dung trưng bày của Bảo tàng bao gồm các phần chính như:

Lịch sử hình thành

Ngay sau khi đất nước độc lập thống nhất, công tác bảo tồn, bảo tàng ở Lâm Đồng đã được lãnh đạo tỉnh quan tâm. Tháng 8/1975, bộ phận Bảo tồn - Bảo tàng được thành lập, trực thuộc Thành ủy Đà Lạt - với nhiệm vụ sưu tầm, gìn giữ và bảo quản những hiện vật, tư liệu có giá trị lịch sử, văn hóa của tỉnh.

MORE:
Cơ cấu tổ chức Bảo tàng Lâm Đồng

Bảo tàng Lâm Đồng được thành lập từ những ngày đầu giải phóng, trải qua hơn 40 năm hoạt động, các thế hệ cán bộ và nhân viên của bảo tàng luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao. Đội ngũ cán bộ, viên chức không ngừng trưởng thành, lớn mạnh, luôn đảm đương tốt công tác quản lý và chuyên môn nghiệp vụ.
Sau nhiều lần thay đổi về cơ cấu tổ chức, bộ máy hoạt động của bảo tàng ngày càng trở nên hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao của xã hội.

Ngày 28/8/2018, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành Quyết định số 1680/QĐ-UBND về việc sáp nhập Ban quản lý di tích Cát Tiên vào Bảo tàng Lâm Đồng. Quyết định đã quy định về chức năng nhiệm vụ, bộ máy tổ chức của Bảo tàng Lâm Đồng dựa trên những đặc thù riêng của tỉnh Lâm Đồng.

  • Sơ đồ tổ chức:

MORE:
Nữ sinh Đặng Thị Ngọc Tuyền và 6 bức thư tuyệt mệnh

Hòa cùng phong trào đấu tranh cách mạng sục sôi tại các đô thị miền Nam, nửa đầu năm 1966, tại Đà Lạt đã dấy lên một cao trào đấu tranh tạo nên tiếng vang lớn của thanh niên, học sinh, sinh viên và những người dân lao động. Đậc biệt phong trào đấu tranh có sự tham gia tích cực của các tăng ni, tín đồ Phật giáo, với sự kiện tự thiêu của nữ sinh, Phật tử Đặng Thị Ngọc Tuyền, từng gây chấn động dư luận lúc bấy giờ.

Hiện nay, các bức thư tuyệt mệnh trước lúc ra đi của cô Đặng Thị Ngọc Tuyền đang được trân trọng lưu giữ và trưng bày, giới thiệu rộng rãi đến du khách trong và ngoài nước tại Bảo tàng Lâm Đồng.

Sự kiện diệt ác

Nhà lao thiếu nhi Đà Lạt là một địa chỉ đỏ trên thành phố hoa Đà Lạt. Nơi đây từng giam cầm hơn 600 tù nhân thiếu nhi yêu nước ở miền Nam trong giai đoạn 1971 - 1973. Tinh thần kiên cường, bất khuất của các chiến sĩ cách mạng nhỏ tuổi với nhiều sự kiện, phong trào đấu tranh đã góp phần xóa sổ nhà lao chỉ sau một thời gian tồn tại rất ngắn. Trong đó, một sự kiện có tiếng vang từng diễn ra tại nơi này, đó chính là sự kiện diệt ác.

Vái nét về hình ảnh nữ thần Lakshmi tại di tích khảo cổ Cát Tiên

Trong Hindu giáo, nữ thần Lakshmi tượng trưng cho sắc đẹp, hiện thân của thịnh vượng và hạnh phúc. Trong quá trình tiếp biến văn hóa, nữ thần Lakshmi chính là Cát Tường Thiên Nữ (hay còn có các tên khác là Công Đức Thiên, Thiện Nữ Thiên) của Phật giáo. Bà được các tín đồ Hindu giáo, Phật giáo yêu mến và thờ cúng rộng rãi, tin rằng nữ thần sẽ ban phước lành cho những ai mộ đạo và tùy nhân duyên mỗi người mà sẽ được bà ban cho của cải nhiều hay ít. Tại di tích khảo cổ Cát Tiên, hình ảnh nữ thần Lakshmi được thể hiện khá đa dạng trên các hiện vật vàng.

Chương trình giáo dục, trải nghiệm “Giữ gìn nét văn hóa dân gian trong in tranh Đông Hồ” tại Bảo tàng Lâm Đồng

Thực hiện Chương trình “Đẩy mạnh các hoạt động phục vụ học tập suốt đời trong thư viện, bảo tàng, trung tâm văn hóa đến năm 2030” theo Quyết định số 1520/QĐ-TTg, ngày 09/12/2022 của Thủ tướng Chính phủ, ngày 21 tháng 3 năm 2024, Bảo tàng Lâm Đồng phối hợp cùng Trường THCS-THPT Chi Lăng thực hiện chương trình giáo dục trải nghiệm “Giữ gìn nét văn hóa dân gian trong in tranh Đông Hồ”.

Tổ chức Lể kết nạp đảng viên tại Di tích quốc gia Nhà lao thiếu nhi Đà Lạt

Chi bộ Văn phòng Quận ủy Quận 3 TPHCM chụp ảnh lưu niệm sau Lễ kết nạp đảng viên tại Di tích

Trước khi bước vào lễ kết nạp đảng viên, toàn thể đại biểu đã thành kính dâng hương, dâng hoa tại biểu tượng Di tích để tỏ lòng biết ơn đối với các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tưởng nhớ công lao các cựu tù yêu nước Nhà lao thiếu nhi Đà Lạt đã khuất. Buổi lễ kết nạp đảng viên được tổ chức trang nghiêm, đúng trình tự, thủ tục theo quy định của Đảng. Thay mặt chi bộ Văn phòng Quận ủy Quận 3, đồng chí Bí thư chi bộ trân trọng công bố và trao Quyết định kết nạp đảng viên cho đồng chí Phạm Tường Thụy, sau một thời gian liên tục phấn đấu, rèn luyện đã vinh dự được đứng vào hàng ngũ của Đảng Cộng sản Việt Nam. Dưới cờ Đảng, cờ Tổ quốc và chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng chí Phạm Tường Thụy trân trọng đọc lời tuyên thệ, nguyện trung thành với mục đích lý tưởng cách mạng của Đảng, chấp hành nghiêm chỉnh Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước, hoàn thành tốt các nhiệm vụ của người đảng viên, đóng góp tích cực vào công tác xây dựng Đảng.

Phát biểu cảm tưởng trong lễ kết nạp đảng viên, đồng chí Phạm Tường Thụy xúc động bày tỏ niềm vinh dự, tự hào khi được tổ chức kết nạp ngay tại Di tích quốc gia Nhà lao thiếu nhi Đà Lạt, nơi mà kẻ địch đã không thể khuất phục ý chí quả cảm và tinh thần bất khuất của các chiến sĩ cách mạng nhỏ tuổi một lòng theo cách mạng, góp phần vào sự nghiệp đấu tranh thống nhất đất nước. Đồng chí tự hứa sẽ không ngừng tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu nâng cao năng lực công tác, thực hiện tốt nhiệm vụ của người đảng viên, xứng đáng với những cống hiến, hy sinh của các thế hệ đi trước.

Quan Uy Quan 3 Ket nap Dang 2

Chi bộ Văn phòng Quận ủy Quận 3 TPHCM chụp ảnh lưu niệm sau dâng hương, dâng hoa tại Di tích

Việc phối hợp tổ chức các sinh hoạt chính trị, nhất là lễ kết nạp đảng viên, đoàn viên, đội viên tại Di tích quốc gia Nhà lao thiếu nhi Đà Lạt luôn được Bảo tàng Lâm Đồng chú trọng. Đây chính là nỗ lực của Bảo tàng Lâm Đồng nhằm khẳng định và phát huy giá trị Di tích trong công tác giáo dục tư tưởng chính trị cho thế hệ trẻ hôm nay. Hòa cùng niềm vui của Chi bộ Văn phòng Quận ủy Quận 3, thành công của lễ kết nạp đảng viên cũng chính là niềm vinh dự, tự hào của toàn thể cán bộ, viên chức Bảo tàng Lâm Đồng, nhất là những người trực tiếp công tác tại Di tích quốc gia Nhà lao thiếu nhi Đà Lạt.

Thu Hường