Bảo tàng Lâm Đồng | Lam Dong Museum

  • hinh1.jpg
  • hinh2.jpg
  • hinh3.jpg

Giới thiệu chung

Bảo Tàng Lâm Đồng

Bảo tàng Lâm Đồng là bảo tàng tổng hợp (khảo cứu địa phương), hiện đang lưu giữ trên 15.000 hiện vật với nhiều sưu tập hiện vật độc đáo và quý hiếm. Nội dung trưng bày của Bảo tàng bao gồm các phần chính như:

Lịch sử hình thành

Ngay sau khi đất nước độc lập thống nhất, công tác bảo tồn, bảo tàng ở Lâm Đồng đã được lãnh đạo tỉnh quan tâm. Tháng 8/1975, bộ phận Bảo tồn - Bảo tàng được thành lập, trực thuộc Thành ủy Đà Lạt - với nhiệm vụ sưu tầm, gìn giữ và bảo quản những hiện vật, tư liệu có giá trị lịch sử, văn hóa của tỉnh.

MORE:
Cơ cấu tổ chức Bảo tàng Lâm Đồng

Bảo tàng Lâm Đồng được thành lập từ những ngày đầu giải phóng, trải qua hơn 40 năm hoạt động, các thế hệ cán bộ và nhân viên của bảo tàng luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao. Đội ngũ cán bộ, viên chức không ngừng trưởng thành, lớn mạnh, luôn đảm đương tốt công tác quản lý và chuyên môn nghiệp vụ.

MORE:
Tìm hiểu về một hiện vật máy sưởi điện trưng bày tại Bảo tàng Lâm Đồng

Đà Lạt - viên ngọc quý trên miền cao nguyên Lâm Viên, được thiên nhiên ban tặng khí hậu ôn đới độc đáo, nhờ đó sở hữu những hình ảnh mang đậm đặc trưng của xứ lạnh ngàn thông, đi vào ký ức của bao thế hệ. Bên cạnh hình ảnh những bộ trang phục ấm áp là hình ảnh những chiếc lò sưởi quen thuộc trong những ngôi biệt thự cổ kính. Đến với phần trưng bày “Đà Lạt xưa” tại Bảo tàng Lâm Đồng, du khách còn được tìm hiểu về chiếc máy sưởi điện được một gia đình ở Đà Lạt sử dụng, mang theo ký ức một thời của “miền đất lạnh”.

Khai mạc triển lãm và các hoạt động trong chuyến công tác tại Côn Đảo của Bảo tàng Lâm Đồng thành công tốt đẹp

Sau thời gian tích cực chuẩn bị, khai mạc Triển lãm “Di tích quốc gia Nhà lao thiếu nhi Đà Lạt - Địa chỉ đỏ trên thành phố hoa” và các hoạt động trong khuôn khổ triển lãm giữa Bảo tàng Lâm Đồng và Trung tâm Bảo tồn Di tích quốc gia Côn Đảo, tại huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã thành công tốt đẹp.

Chương trình giáo dục, trải nghiệm “Giữ gìn nét văn hóa dân gian trong in tranh Đông Hồ” tại Bảo tàng Lâm Đồng

Thực hiện Chương trình “Đẩy mạnh các hoạt động phục vụ học tập suốt đời trong thư viện, bảo tàng, trung tâm văn hóa đến năm 2030” theo Quyết định số 1520/QĐ-TTg, ngày 09/12/2022 của Thủ tướng Chính phủ, ngày 21 tháng 3 năm 2024, Bảo tàng Lâm Đồng phối hợp cùng Trường THCS-THPT Chi Lăng thực hiện chương trình giáo dục trải nghiệm “Giữ gìn nét văn hóa dân gian trong in tranh Đông Hồ”.

Chương trình giáo dục, trải nghiệm “Chúng em học làm chiến sĩ”

Chương trình giáo dục, trải nghiệm "Em học làm chiến sĩ" tại Bảo tàng Lâm Đồng

Học sinh tham gia chương trình đã hào hứng chia làm 4 đội thi tài qua các trò chơi kết hợp giáo dục và trải nghiệm. Học sinh được cung cấp những kiến thức lịch sử bổ ích liên quan đến đường Trường Sơn, con đường huyền thoại, nhân tố có tính quyết định thành công trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Học sinh được trải nghiệm các hoạt động sôi nổi. Để giải mật thư, học sinh phải trả lời các bộ câu hỏi trắc nghiệm, qua đó tiếp thu những kiến thức cơ bản về lịch sử liên quan đến đường Trường Sơn. Thi tài qua trò chơi tải lương thực, vũ khí, vượt chướng ngại vật, học sinh phần nào được trải nghiệm về những khó khăn, gian khổ để cảm nhận về những đóng góp của quân và dân ta trong suốt quá trình xây dựng, bảo vệ và hoạt đọng của tuyến đường Trường Sơn. Qua trò chơi chế tạo khẩu pháo, học sinh được trau dồi thêm kĩ năng làm việc nhóm, sự khéo léo trong việc phối hợp thực hiện công việc theo yêu cầu. Trò chơi những mảnh ghép lịch sử (ghép ảnh), giúp các em thể hiện khả năng phán đoán, phối hợp nhóm thuần thục để lắp ghép bức ảnh hoàn chỉnh. Nội dung ảnh mô tả về những người chiến sĩ Trường Sơn ngày đêm không ngại gian khổ, hy sinh, ra sức chi viện cho chiến trường miền Nam, góp phần giáo dục truyền thống cho các em học sinh.

chuong trinh giao duc trai nghiem 2

Học sinh hào hứng tham gia chương trình giáo dục, trải nghiệm trong vai anh bộ đội Trường Sơn

Kết thúc chương trình, ban tổ chức đã nhận được những phản hồi tích cực từ phía giáo viên và học sinh tham gia. Trong thời gian tới, Bảo tàng Lâm Đồng sẽ tiếp tục nghiên cứu, xây dựng các chương trình giáo dục, trải nghiệm hấp dẫn, bổ ích, trở thành hoạt động có tính thường xuyên tại bảo tàng và di tích.

Đặng Thanh Đạt