Bảo tàng Lâm Đồng | Lam Dong Museum

  • hinh1.jpg
  • hinh2.jpg
  • hinh3.jpg

Giới thiệu chung

Bảo Tàng Lâm Đồng

Bảo tàng Lâm Đồng là bảo tàng tổng hợp (khảo cứu địa phương), hiện đang lưu giữ trên 15.000 hiện vật với nhiều sưu tập hiện vật độc đáo và quý hiếm. Nội dung trưng bày của Bảo tàng bao gồm các phần chính như:

Lịch sử hình thành

Ngay sau khi đất nước độc lập thống nhất, công tác bảo tồn, bảo tàng ở Lâm Đồng đã được lãnh đạo tỉnh quan tâm. Tháng 8/1975, bộ phận Bảo tồn - Bảo tàng được thành lập, trực thuộc Thành ủy Đà Lạt - với nhiệm vụ sưu tầm, gìn giữ và bảo quản những hiện vật, tư liệu có giá trị lịch sử, văn hóa của tỉnh.

MORE:
Cơ cấu tổ chức Bảo tàng Lâm Đồng

Bảo tàng Lâm Đồng được thành lập từ những ngày đầu giải phóng, trải qua hơn 40 năm hoạt động, các thế hệ cán bộ và nhân viên của bảo tàng luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao. Đội ngũ cán bộ, viên chức không ngừng trưởng thành, lớn mạnh, luôn đảm đương tốt công tác quản lý và chuyên môn nghiệp vụ.

MORE:
Tìm hiểu các bảo vật thuộc văn phòng tứ bảo trong cung vua Nguyễn được lưu giữ tại Bảo tàng Lâm Đồng

Triều Nguyễn là triều đại phong kiến cuối cùng ở Việt Nam, với 143 năm tồn tại (1802-1945). Trải 13 đời vua trị vì qua những thời điểm thăng trầm khác nhau, triều Nguyễn đã để lại cho hậu thế nhiều di sản văn hóa có giá trị, được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, như: Quần thể di tích cố đô Huế, Nhã nhạc - âm nhạc cung đình Việt Nam, Mộc bản triều Nguyễn, hay Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế. Bên cạnh đó, triều Nguyễn cũng để lại rất nhiều hiện vật hoàng cung độc đáo, trong đó có các hiện vật “văn phòng tứ bảo”, mà hiện nay Bảo tàng Lâm Đồng may mắn được bảo tồn và giới thiệu đến công chúng.

Khai mạc triển lãm và các hoạt động trong chuyến công tác tại Côn Đảo của Bảo tàng Lâm Đồng thành công tốt đẹp

Sau thời gian tích cực chuẩn bị, khai mạc Triển lãm “Di tích quốc gia Nhà lao thiếu nhi Đà Lạt - Địa chỉ đỏ trên thành phố hoa” và các hoạt động trong khuôn khổ triển lãm giữa Bảo tàng Lâm Đồng và Trung tâm Bảo tồn Di tích quốc gia Côn Đảo, tại huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã thành công tốt đẹp.

Chương trình giáo dục, trải nghiệm “Giữ gìn nét văn hóa dân gian trong in tranh Đông Hồ” tại Bảo tàng Lâm Đồng

Thực hiện Chương trình “Đẩy mạnh các hoạt động phục vụ học tập suốt đời trong thư viện, bảo tàng, trung tâm văn hóa đến năm 2030” theo Quyết định số 1520/QĐ-TTg, ngày 09/12/2022 của Thủ tướng Chính phủ, ngày 21 tháng 3 năm 2024, Bảo tàng Lâm Đồng phối hợp cùng Trường THCS-THPT Chi Lăng thực hiện chương trình giáo dục trải nghiệm “Giữ gìn nét văn hóa dân gian trong in tranh Đông Hồ”.

Những đánh giá của du khách khi tham quan Di tích khảo cổ Cát Tiên

Sau hơn ba mươi năm phát hiện, khai quật và nghiên cứu, những phế tích kiến trúc của di tích Cát Tiên đã được gìn giữ, bảo tồn, tôn tạo dường như đang được “hồi sinh”. Việc cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng, cảnh quan môi trường ngày càng hoàn thiện, khuôn viên di tích khang trang, thoáng đãng và sạch đẹp hơn, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của khách tham quan. Du khách khi đến với di tích tỏ ra khá hào hứng, bởi không chỉ được vui chơi, tham quan, thư giãn trong không gian thoáng đãng, trong lành mà còn được tiếp cận và có cơ hội hiểu biết thêm nhiều kiến thức về lịch sử, văn hóa vùng đất này.

Bai ghi nhan danh gia cua khach dinh chung 1

Đại biểu Đoàn Thanh niên 3 huyện phía Nam tỉnh Lâm Đồng tham quan Di tích khảo cổ Cát Tiên

Mỗi du khách khi đến với di tích sẽ có những cảm nhận khác nhau, anh Nguyễn Minh Ánh (Bình Phước) nhận xét: “Tham quan, tìm hiểu di tích khảo cổ Cát Tiên, tôi hiểu ra vùng đất này có dấu ấn của một vương triều nào đó, họ có nền văn minh của riêng họ, sinh sống, sinh hoạt trên vùng đất khá màu mỡ, được thiên nhiên ban tặng...”.

Du khách Phạm Hải Nam (Cát Tiên - Lâm Đồng) nhận xét: “Một cảm giác choáng ngợp khi tham quan thánh địa Cát Tiên. Nhìn những di tích, hiện vật còn sót lại, chúng ta có thể nhận ra một vương quốc hùng mạnh, cư dân đông đúc, kinh tế phát triển dọc bờ sông Đồng Nai. Trân trọng cảm ơn các nhà khảo cổ, nhà quản lý, người dân đã đóng góp công sức để khai quật và làm sáng tỏ di tích này, cung cấp kiến thức cho chúng ta hiểu biết thêm về một nền văn minh rực rỡ bên bờ sông Đồng Nai”.

Anh Tân Thái (Đà Lạt - Lâm Đồng) thì nhận định: “Lần đầu tiên đến với khu trưng bày, cảm thấy rất tự hào về vùng đất Cát Tiên này. Quá khứ đã hiện về qua những hình ảnh và hiện vật được lưu giữ tại đây. Xin được cảm ơn các nhân viên và ban lãnh đạo Bảo tàng Lâm Đồng đã cố gắng tái hiện lại những gì trong quá khứ để thế hệ sau có thể cảm nhận được những tinh túy của thế hệ trước đã cố gắng tạo dựng”.

Anh Võ Văn Như (Thành phố Hồ Chí Minh) lại có cảm nhận khác: “Chúng tôi tham quan Di tích khảo cổ Cát Tiên, hiểu biết về dấu ấn của cha ông ta hàng ngàn năm về trước. Ở đây, các cô chú hướng dẫn viên vui vẻ, nhanh nhẹn, nhiệt tình mến khách, hướng dẫn rõ ràng từng chi tiết, hiện vật qua từng thời kỳ. Thật ấn tượng, xin cảm ơn!”.

Không chỉ khách trong nước mà cả du khách nước ngoài đến với Di tích khảo cổ Cát Tiên cũng tỏ ra khá hứng thú. Bà Masako Mariu Sophia (Tokyo - Nhật Bản) đã viết: “Cattien site is very important cultural to understand on ancient natural of Asia. Thank you for giving good information at the hall” (tạm dịch: Di tích Cát Tiên là một di tích văn hóa rất quan trọng giúp tôi hiểu rõ hơn về nền văn hóa cổ của Châu Á. Cảm ơn bạn đã cung cấp những thông tin hữu ích).

Đa phần khách đến với di tích Cát Tiên đều có chung nhận định: Đây là một trung tâm tôn giáo lớn với nhiều loại hình kiến trúc đồ sộ. Hiện vật phong phú về loại hình cũng như đa dạng về chất liệu. Nhiều du khách tỏ ra tiếc nuối vì những kiến trúc ở đây không còn nguyên vẹn, những đền đài từng sừng sững giờ chỉ còn là phế tích. Tuy nhiên, việc Nhà trưng bày Di tích khảo cổ Cát Tiên hoàn thành và đưa vào sử dụng đã đáp ứng phần nào nhu cầu, mong mỏi của khách tham quan khi đến đây. Các hiện vật khai quật có cơ hội được trưng bày, giới thiệu đến với du khách, hỗ trợ rất nhiều cho hiện trường di tích, khắc phục được tình trạng “xác một nơi hồn một nẻo”, hoặc “giới thiệu chay” trước đây.

Ngoài ý kiến nhận xét tích cực ghi nhận sự cố gắng của những người trực tiếp quản lý, còn có những ý kiến đóng góp mang tính chất xây dựng, như: Nên bổ sung những hiện vật đặc sắc (có thể thực hiện bằng cách luân chuyển hiện vật); quá trình chỉnh lý trưng bày, có thể bổ sung hiện vật mới khai quật được, vừa tạo sự mới mẻ, đồng thời cũng kích thích sự tò mò khám phá của du khách…

Bai ghi nhan danh gia cua khach dinh chung 2

Du khách tham quan Nhà trưng bày Di tích khảo cổ Cát Tiên

Với xu hướng phát triển của thời đại, trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, cùng với sự tăng trưởng về đời sống vật chất con người, nhu cầu tìm hiểu văn hóa, tìm hiểu thông điệp của quá khứ thông qua hệ thống di tích và hoạt động du lịch ngày càng được nâng cao và đi vào chiều sâu. Đòi hỏi của khách ngày càng cao thì việc không ngừng tự đổi mới, nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ mới có thể giữ chân du khách đến với di tích. Trước hết, việc nâng cao chất lượng chuyên môn nghiệp vụ trong đội ngũ cán bộ làm công tác thuyết minh, đón tiếp khách đã được đặt ra. Bởi lực lượng này là những người làm “cầu nối” truyền tải những kiến thức về di tích đến với du khách. Để làm được điều đó, những cán bộ thuyết minh phải thường xuyên trau dồi kiến thức, rèn luyện phương pháp truyền đạt thông tin đến du khách ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu nhất. Thường xuyên đổi mới hệ thống trưng bày, để kích thích sự tò mò khám phá của du khách. Việc ứng dụng công nghệ quét mã QR (Quick response, tạm dịch: Mã phản hồi nhanh) trong trưng bày cũng hỗ trợ rất lớn cho khách tham quan muốn tham quan tự do.Thời gian gần đây, hình thức “du lịch tâm linh” cũng đã và đang thu hút một bộ phận không nhỏ khách đến với di tích.

Không ngừng đổi mới cả nội dung và hình thức, Di tích khảo cổ Cát Tiên chắc chắn sẽ trở thành điểm đến hấp dẫn với du khách trong và ngoài nước. Nơi đây sẽ “níu chân du khách” bởi những ấn tượng tốt đẹp, để họ mong muốn trở lại không chỉ một lần.

Đinh Chung