Bảo tàng Lâm Đồng | Lam Dong Museum

  • hinh1.jpg
  • hinh2.jpg
  • hinh3.jpg

Giới thiệu chung

Bảo Tàng Lâm Đồng

Bảo tàng Lâm Đồng là bảo tàng tổng hợp (khảo cứu địa phương), hiện đang lưu giữ trên 15.000 hiện vật với nhiều sưu tập hiện vật độc đáo và quý hiếm. Nội dung trưng bày của Bảo tàng bao gồm các phần chính như:

Lịch sử hình thành

Ngay sau khi đất nước độc lập thống nhất, công tác bảo tồn, bảo tàng ở Lâm Đồng đã được lãnh đạo tỉnh quan tâm. Tháng 8/1975, bộ phận Bảo tồn - Bảo tàng được thành lập, trực thuộc Thành ủy Đà Lạt - với nhiệm vụ sưu tầm, gìn giữ và bảo quản những hiện vật, tư liệu có giá trị lịch sử, văn hóa của tỉnh.

MORE:
Cơ cấu tổ chức Bảo tàng Lâm Đồng

Bảo tàng Lâm Đồng được thành lập từ những ngày đầu giải phóng, trải qua hơn 40 năm hoạt động, các thế hệ cán bộ và nhân viên của bảo tàng luôn nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao. Đội ngũ cán bộ, viên chức không ngừng trưởng thành, lớn mạnh, luôn đảm đương tốt công tác quản lý và chuyên môn nghiệp vụ.

MORE:
Tìm hiểu về một hiện vật máy sưởi điện trưng bày tại Bảo tàng Lâm Đồng

Đà Lạt - viên ngọc quý trên miền cao nguyên Lâm Viên, được thiên nhiên ban tặng khí hậu ôn đới độc đáo, nhờ đó sở hữu những hình ảnh mang đậm đặc trưng của xứ lạnh ngàn thông, đi vào ký ức của bao thế hệ. Bên cạnh hình ảnh những bộ trang phục ấm áp là hình ảnh những chiếc lò sưởi quen thuộc trong những ngôi biệt thự cổ kính. Đến với phần trưng bày “Đà Lạt xưa” tại Bảo tàng Lâm Đồng, du khách còn được tìm hiểu về chiếc máy sưởi điện được một gia đình ở Đà Lạt sử dụng, mang theo ký ức một thời của “miền đất lạnh”.

Khai mạc triển lãm và các hoạt động trong chuyến công tác tại Côn Đảo của Bảo tàng Lâm Đồng thành công tốt đẹp

Sau thời gian tích cực chuẩn bị, khai mạc Triển lãm “Di tích quốc gia Nhà lao thiếu nhi Đà Lạt - Địa chỉ đỏ trên thành phố hoa” và các hoạt động trong khuôn khổ triển lãm giữa Bảo tàng Lâm Đồng và Trung tâm Bảo tồn Di tích quốc gia Côn Đảo, tại huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã thành công tốt đẹp.

Chương trình giáo dục, trải nghiệm “Giữ gìn nét văn hóa dân gian trong in tranh Đông Hồ” tại Bảo tàng Lâm Đồng

Thực hiện Chương trình “Đẩy mạnh các hoạt động phục vụ học tập suốt đời trong thư viện, bảo tàng, trung tâm văn hóa đến năm 2030” theo Quyết định số 1520/QĐ-TTg, ngày 09/12/2022 của Thủ tướng Chính phủ, ngày 21 tháng 3 năm 2024, Bảo tàng Lâm Đồng phối hợp cùng Trường THCS-THPT Chi Lăng thực hiện chương trình giáo dục trải nghiệm “Giữ gìn nét văn hóa dân gian trong in tranh Đông Hồ”.

Di tích khảo cổ Cát Tiên: Một số giải pháp bảo tồn, tôn tạo tại di tích

Do vậy, vấn đề bảo tồn, tôn tạo là giải pháp cấp thiết để giữ lại những kiến trúc quý giá đó. Công việc này đòi hỏi phải đảm bảo thực hiện đúng theo quy định của nhà nước (theo Thông tư số 18/2012/TT-BVHTTDL ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về quy định chi tiết một số quy định về bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích). Và tuân thủ theo các nguyên tắc, đặc biệt là trân trọng đối với các yếu tố nguyên gốc của di tích. Đối với di tích khảo cổ Cát Tiên tất cả các kiến trúc đều đã bị sụp đổ, cần bảo tồn gia cố những mảng tường còn nguyên vẹn hoặc ít bị hư hại nhất. Để từ đó có căn cứ phục dựng, tôn tạo những mảng tường đã sụp đổ. Các mảng tường di tích được bổ sung sau này cần phải đảm bảo được các giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học và thẩm mỹ. Tránh hiện tượng “khập khiễng” giữa yếu tố gốc và yếu tố bổ sung.

bai viet giai phap ton tao cat tien 1
Kiến trúc số 2C sau quá trình thử nghiệm vật liệu chống rêu, mốc

Các giải pháp tu bổ cần được trao đổi rộng rãi, tham khảo ý kiến của các nhà nghiên cứu, những nhà khoa học, những người làm công tác quản lý các di sản văn hóa, phối hợp liên ngành giữa các ngành khoa học có liên quan để có thể lựa chọn được giải pháp tối ưu nhất cho di tích.

Việc thực thi bảo tồn, tôn tạo phải do những cơ quan, đơn vị chuyên trong lĩnh vực bảo tồn thực hiện. Bởi họ là những người có chuyên môn, có hiểu biết về nghề nghiệp của mình. Họ có kinh nghiệm trong việc bảo tồn, tôn tạo các di tích khác có cùng tính chất với di tích khảo cổ Cát Tiên.

Quá trình bảo tồn, tôn tạo phục hồi di tích phải dựa trên cơ sở cứ liệu khoa học chính xác (tài liệu khảo cổ học, tài liệu giấy, bản vẽ đạc hoạ, ảnh chụp, các nghiên cứu về chất liệu gạch, chất kết dính…) và phải căn cứ trên những yếu tố gốc còn sót lại. Phần mới phục hồi phải phù hợp và tạo thành một khối thống nhất với phần nguyên gốc còn lại. Do đó, cần phải cố gắng đến mức tối đa sử dụng vật liệu và công nghệ truyền thống vào việc tu bổ, phục hồi di tích. Đối với di tích Cát Tiên việc tận dụng gạch cũ của công trình đã bị đổ xuống để tái định vị và phục hồi những mảng tường kiến trúc đã bị sụp đổ là vô cùng quan trọng và cần thiết. Điều này đã đáp ứng được yêu cầu bảo tồn di tích. Đặc biệt là phần mới bổ sung trong quá trình tu bổ cũng phải có “dấu hiệu” để phân biệt với bộ phận nguyên gốc của di tích để từ đó có sự so sánh đối chiếu.

bai viet giai phap ton tao cat tien 2
Một góc tường gạch gò 2C sau khi được trùng tu, tôn tạo

Cùng với đó là việc sử dụng các loại vật liệu thân thiện với môi trường. Sử dụng chất kết dính là dầu rái và hỗn hợp dầu rái kết hợp với bột hoạt tính và phụ gia không gây hại đến vật liệu của khối xây cổ. Chất kết dính này đã được sử dụng khá thành công cho việc bảo tồn, tôn tạo các đền tháp ở Mỹ Sơn (Quảng Nam), Gò Tháp (Đồng Tháp).

Cần phải chú ý tăng cường độ bền vững của di tích, đảm bảo các điều kiện cần thiết để di tích có thể tồn tại lâu dài ở dạng nguyên gốc: Từ hình dáng kiến trúc, màu sắc, đường nét trang trí mỹ thuật…

Đối với những phần đã bị sụp đổ có thể sử dụng các ứng dụng công nghệ trong việc tái định vị lại các yếu tố gốc. 

Thực tế việc bảo tồn, tôn tạo tại di tích khảo cổ Cát Tiên hiện nay đảm bảo các yêu cầu đặt ra: nghiên cứu tư liệu, khảo sát hiện trạng, lập hồ sơ (bản vẽ, thuyết minh) đánh giá về di tích; lập quy hoạch di tích, lấy ý kiến và tiếp thu ý kiến của đơn vị quản lý di tích và ý kiến của các nhà khoa học; thẩm định phê duyệt quy hoạch di tích, thi công dưới sự giám sát của các nhà chuyên môn, ghi chép nhật ký công trình… Việc người quản lý và thi công công tác tu bổ di tích làm việc vì khoa học, vừa có tâm cũng là yếu tố quan trọng góp phần tạo nên những thành tố kiến trúc sát với những yếu tố gốc nhất.

Đinh Thị Chung