Bảo tàng Lâm Đồng | Lam Dong Museum

  • hinh1.jpg
  • hinh2.jpg
  • hinh3.jpg

Bài viết

Cụm di tích kiến trúc gò 8 (còn gọi là gò ông Định)

Cụm di tích kiến trúc gò 8 nằm ở phía Tây của Di tích khảo cổ Cát Tiên, cách bờ sông Đồng Nai khoảng 40m về phía Bắc và cách phế tích kiến trúc 1a khoảng 1200m. Di tích khai quật năm 2003 và đã xuất lộ 2 phế tích kiến trúc lớn bằng gạch, đó là: đền tháp (8a) và kiểu kiến trúc nhà dài (8b).

go 8 di tich cat tien Cụm di tích kiến trúc gò 8 (còn gọi là gò ông Định)

Kiến trúc 8a: có bình đồ hình chữ nhật (10m x 6,4m), là một đền tháp, cửa chính quay về hướng đông, được xây bẻ góc nhiều lần. Tháp được xây bằng gạch đá, các bậc thềm lên xuống là những phiến đá lớn dẫn vào lòng kiến trúc. Lòng tháp được lấp đầy bằng đá cuội và cát màu xám nhạt.

Kiến trúc 8b: có bình đồ hình chữ nhật (10,8m x 7,2m) nằm phía Đông Bắc của kiến trúc 8a, có cửa quay về khoảng sân rộng chung của tổng thể kiến. Các nhà nghiên cứu nhận định đây là một nhà dài, nơi thực hiện các nghi lễ trươc khi vào đền tháp chính (8a).

Quá trình khai quật đã phát hiện nhiều hiện vật bằng đồng, như: đĩa, bát nhỏ, chân đèn, chũm chọe, chuông đồng,… đặc biệt là pho tượng thần Ganesha và tượng nữ thần Uma (đứng trên đầu trâu) bằng đá sa thạch.
Với những hiện vật thu được cùng với phong cách kiến trúc, các nhà khoa học đoán định niên đại của cụm di tích kiến trúc gò 8 vào khoảng thế kỷ VIII.