Bài viết
Di tích kiến trúc gò 5 (Còn gọi là gò 5)
Di tích gò 5 là một phế tích kiến trúc, được phát hiện năm 1985 và khai quật năm 1994, cách cụm kiến trúc gò 2 khoảng 200m về phía Tây.
Kiến trúc có bình đồ hình vuông (6,0m x 6,0m), toàn bộ kiến trúc là một khối gạch đặc, vật liệu tạo nên kiến trúc chủ yếu là gạch. Cũng như phế tích kến trúc số 4, di tích gò 5 đã bị đào phá khá nghiêm trọng.
Di tích kiến trúc gò 5 (Còn gọi là gò 5)
Hiện vật thu được qua khai quật không nhiều, nhưng đặc biệt phát hiện được bộ Linga - Yoni, mà Linga thuộc loại hình Mukha-Linga được tạc mặt thần Shiva với gương mặt nhỏ dài, sống mũi cao, miệng hẹp, hai tai dài. Ngoài ra còn tìm thấy một số hiện vật bằng đồng và đồ gốm. Với những tư liệu thu được, các nhà khoa học nhận định đây có thể là loại hình đền - mộ, một loại hình khá đặc biệt tại di tích Cát Tiên.
Niên đại phế tích kiến trúc gò 5 được các nhà khoa học đoán định vào khoảng thế kỷ VI đến đầu thế kỷ VII.
Tin mới
- “Nghiên cứu giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị Di tích khảo cổ học Cát Tiên – Lâm Đồng” - 20/05/2019 06:56
- Giá trị văn hóa của Di tích Cát Tiên - 20/05/2019 06:48
- Cụm di tích kiến trúc gò 8 (còn gọi là gò ông Định) - 20/05/2019 03:15
- Di tích kiến trúc gò 7 - 20/05/2019 03:09
- Cụm di tích kiến trúc gò 6 ( còn gọi là gò Kiểm lâm) - 20/05/2019 03:04
Các tin khác
- Di tích kiến trúc gò 4 (Còn gọi là gò 4) - 20/05/2019 02:54
- Cụm di tích kiến trúc số 3 (Còn gọi là Gò 3) - 20/05/2019 02:49
- Cụm di tích kiến trúc số 2 (Còn gọi là Gò 2) - 20/05/2019 02:46
- DI TÍCH KIẾN TRÚC 1A (CÒN GỌI LÀ GÒ 1A) - 20/05/2019 02:41
- Giới thiệu vài nét về: DI TÍCH KHẢO CỔ CÁT TIÊN - 20/05/2019 02:34